Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Những cung hoàng đạo làm mẹ tốt nhất.

Nếu bạn đang đắn đo, lo sợ mình không thể trở thành một người mẹ tốt thì bạn đã sai. Thực tế, chẳng có người mẹ nào quá hoàn hảo và cũng không có người mẹ nào tệ hại bậc nhất. Những xu hướng tính cách của 12 cung hoàng đạo có thể tiết lộ cho bạn nhiều điều về khả năng này.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

1. Bạch Dương (21/3-19/4)


Bà mẹ Bạch Dương​

Tính bạn nóng như lửa. Do vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn quát tháo ầm ĩ những đứa con của mình. Điều đó có thể khiến bạn khó trở thành một người bạn thân thiết với bọn trẻ. Tuy nhiên, bạn lại luôn biết kiểm soát mọi chuyện trong nhà và điều đó nhận được sự tôn trọng của con cái. Cùng với cá tính độc lập của mình, bạn cũng là người dạy dỗ con khá tốt trong việc tự lập từ khi còn rất bé. 

2. Kim Ngưu (20/4-20/5)


Bà mẹ Kim Ngưu​

Với bản tính trầm tĩnh, bạn có thể đem lại sự an bình tuyệt đối cho các con của mình mặc dù vẫn luôn khuyến khích chúng lăn xả trong các hoạt động xã hội. Thật tuyệt vời với bọn trẻ khi bạn có thể sẵn sàng ngồi nghe chúng hỏi han suốt ngày mà chẳng hề nổi đóa. Còn tuyệt hơn khi lúc nào chúng cũng được thưởng thức nhiều món ăn ngon mà bạn đích thân nấu nướng. Tuy vậy, đôi lúc, bạn quá áp đặt suy nghĩ của mình lên bọn trẻ và tiếp cận sai hướng với tiến trình phát triển tâm lý của chúng.

3. Song Tử (21/5-20/6)


Bà mẹ Song Tử​

Trong con người của bạn tồn tại rất rõ nét cả hai tính cách của người nam lẫn người nữ. vì thế, bạn có đủ sự hài hước để khiến mái ấm của mình rộn vang tiếng cười, đủ thấu hiểu để chia sẻ áp lực mà con phải đối mặt dù đó là trai hay gái. Cũng nhờ đó, con cái luôn coi mẹ Song Tử là người bạn thân thiết. Song đây cũng chính nhược điểm của bạn khi con cái có thể dựa vào đó để luồn lách hoặc khước từ các quy luật bạn đặt ra trong gia đình.

4. Cự Giải (21/6-22/7)


Bà mẹ Cự Giải​

Là một mẫu hình người phụ nữ của gia đình, bạn có khả năng trở thành một người mẹ chở che con cái thật lý tưởng. Điều này có thể là may mắn đối với các con nhưng nếu nó được lái đi một cách thái quá sẽ khiến bọn trẻ luôn sống ỷ lại, yếu đuối và chẳng thể tự lập. 

5. Sư Tử (23/7-22/8)


Bà mẹ Sư Tử​

Bạn vui nhộn và luôn phấn khởi như một đứa trẻ. Nhờ đó, cuộc sống của con bạn từ thuở bé luôn nhận được những bữa tiệc đầy ắp kỷ niệm đáng yêu. Sự cảm thông khi con phạm sai lầm cũng được bạn thực hành rất tốt vì bạn hiểu mình đã từng trải qua những điều ấy. Mặc dầu vậy, đôi khi chỉ vì muốn người khác chú ý đến mình, bạn sẵn sàng để con cái bị “lu mờ”. 

6. Xữ Nữ (23/8-22/9)


Bà mẹ Xử Nữ​

Gần như hoàn hảo khi bất cứ việc gì qua tay bạn đều được giải quyết một cách suông sẻ. Bạn không bao giờ bị đè nặng bởi áp lực gia đình hoặc xã hội vì bạn có khả năng cân bằng chúng rất tốt. Cũng vì vậy, bạn có thể áp đặt sự logic trong những tâm sự đầy tình cảm mà con chia sẻ cùng và khiến chúng cảm thấy chẳng “ăn nhập”.

Bởi tính cầu toàn của mình, đôi khi bạn tự đặt ra một định hướng phát triển vượt quá khả năng của bọn trẻ và vô tình khiến chúng sống khổ sở với những áp lực đè nặng.

7. Thiên Bình (23/9-22/10)


Bà mẹ Thiên Bình​

Mẹ Thiên Bình luôn ý thức được sự công bình và vì thế bạn dành tình cảm cho các con đều như nhau bất kể trai gái. Nếu con cần học cách để trở thành một người bạn tốt với ai đó, bạn sẽ là một người thầy lý tưởng. Nghiêm khắc và công bằng với mọi trường hợp nhưng đôi khi bạn lại dễ bỏ qua những sai phạm của con mình.

8. Bọ Cạp/ Thần Nông (23/10- 21/11)


Bà mẹ Bọ Cạp​

Dường như linh tính nhạy cảm luôn mách bảo cho bạn biết trước những gì không hay xảy đến với con ngay cả khi chúng chưa diễn ra. Vì thế, bạn luôn là người can thiệp và giúp đỡ con kịp thời. Mẹ Bọ Cạp khi đã yêu đứa con nào thì rất chăm chút cho đứa đó mà đôi khi lơ đễnh những đứa khác. Những người khác chớ dại dột động vào các con của mẹ Bọ Cạp nếu không muốn bị chích thật đau. 

9. Nhân Mã (22/11-21/12)


Bà mẹ Nhân Mã​

Ngay cả khi đã làm mẹ, bạn vẫn còn giữ cá tính bất đồng và làm ảnh hưởng tính cách này đến các con của mình. Sẽ có lúc bạn hứng chí và sẵn sàng ôm con đi du ngoạn dù nó phải bỏ mất mấy ngày học. Bạn có thể lúc nào cũng nghĩ rằng con sẽ thích những gì mình thích và đôi khi ép buộc chúng làm điều đó.

10. Ma Kết (22/12-19/1)


Bà mẹ Ma Kết​

Là những người mẹ đầy tham vọng, bạn luôn muốn con cái nỗ lực phấn đấu để đạt đến thành công trong tương lai. Mặt khác, bạn cũng là người phụ nữ rất yêu truyền thống và mong muốn con cái cũng như mình. Cẩn thận! Điều này có thể đè bẹp chính bạn trước hết khi con cái không muốn đi theo sự sắp đặt của mẹ. Tuy vậy, bạn luôn là tấm gương phấn đấu không ngừng để con cái noi theo. 

11. Bảo Bình (20/1-18/2)


Bà mẹ Bảo Bình​

Bảo Bình là một người mẹ rất kỳ lạ trong lối suy nghĩ. Nếu bạn có đủ kiến thức và thời gian, bạn sẵn sàng trở thành gia sư cho con mà không cần đưa chúng đến trường. Nếu chúng phá cách trong thời trang hoặc gu âm nhạc nổi loạn thì điều đó không có gì quá to tát với bạn. Những điều này quả thật rất thú vị. Tuy nhiên, con cái có thể bị tổn thương và hoang mang trước sự khác thường này.

12. Song Ngư (19/2-20/3)

Bà mẹ Song Ngư​

Bạn có thể trở thành người định hướng tuyệt vời cho tài năng của các con. Điều đó xuất phát từ tính cách có chút mộng mơ của bạn. Nhưng rồi mọi thứ sẽ trở nên hụt hẫng biết bao nếu bạn vẽ vời quá xa vời so với thực tại. Vì thế, nếu muốn con mình phát triển tốt, bạn cần học cách tiết chế những điều ảo mộng xuất phát từ chính bạn để con cái không vì thế mà chịu ảnh hưởng.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những sai lầm trong cách dạy con điển hình của những ông bố bà mẹ thời hiện đại.

Giáo dục con cái luôn là một hành trình yêu thương đầy gian nan. Mỗi một thời đại, mỗi một thế hệ lại có cách nhìn nhận khác nhau về phương pháp dạy dỗ. Và trong đó, không thể tránh những sai lầm. Vậy sai lầm điển hình của các bậc cha mẹ ngày nay là gì?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

1. Những ông bố, bà mẹ sợ con


Cha mẹ ngày nay sợ con cái.​

Bà Emma Jenner - chuyên gia nghiên cứu hành vi phát triển nhân cách trẻ đã có một thực nghiệm theo cách gọi nguyên văn của bà là “ly sữa”. Bà đã quan sát phản ứng của những người mẹ khi mang sữa đến cho các con của họ, những đứa trẻ đang tập đi. Đứa trẻ nói: "Con muốn uống trong chiếc cốc kia chứ không phải chiếc cốc này". Và thế là, đa số các bà mẹ đều phải tiu nghỉu rót sữa vào trong một cái ly khác trước khi đứa trẻ kịp ăn vạ. 

Theo bà, điều này chẳng khác gì bạn đang chứng tỏ cho trẻ thấy bộ mặt của một người mẹ sợ sệt. Ở đây, bạn mới là người có quyền. Trẻ giận dữ thì đã sao? Bạn có thể bỏ đi và thoát khỏi tiếng khóc thét của nó và thôi đáp ứng những hành vi làm hài lòng đứa trẻ. Hãy nghĩ hậu quả về sau khi những đứa trẻ này trở thành những đứa con gây áp lực với chính cha mẹ chúng. Chắc chắn, bạn cũng không muốn điều này phải không?

2. Không dám đòi hỏi con

Bạn thường có câu cửa miệng “Nó chỉ là con nít” khi con mắc lỗi. Đương nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua lỗi lầm của con.


Đòi hỏi con hơn trong những công việc nhà.​

Vậy, bạn có nghĩ mình đã lầm to. Thực chất, con nít mà bạn gọi đó có thể làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ chúng có thể. Bạn có thể đòi hỏi con cư xử đúng mực, lễ phép với người lớn, giúp đỡ công việc nhà và tiết chế cảm xúc… chúng đều làm được cả. Hãy hiểu rằng nguyên nhân duy nhất không thể là do cha mẹ chưa dạy hoặc chưa biết cách dạy cho con thực hành những điều đó như một cách sống. Đòi hỏi con là cách để cha mẹ nâng cao cao hơn trên nấc thang trưởng thành.

3. Không cho phép người khác được quyền chỉ dạy con

Nếu như trước đây, những đứa trẻ hư, ngỗ ngược có thể được người khác nhắc nhở, chỉ dạy bất kể họ là người hàng xóm, người bán hàng, thầy cô hoặc một vị phụ huynh nào đó thì bây giờ đã xuất hiện một kiểu dạy dỗ ngược lại. 

Người được coi là người ngoài đương nhiên không có quyền đụng đến con cái của người khác. Con ai người nấy dạy. Bằng chính tư tưởng sợ thua kém người khác, nhiều cha mẹ khó chấp nhận việc người khác dạy dỗ con mình vì trong mắt họ, con cái là sản phẩm hoàn hảo nhất từ nơi họ. 

Cha mẹ sẵn sàng giận dữ với các thầy cô giáo vì đã phạt con họ mà quên mất phải hỏi xem con đã phạm lỗi gì và đáng hay không đáng để bị phạt.

Đáng buồn hơn, nhiều cha mẹ lại ưa đánh giá những gia đình khác. Họ sẽ dễ dàng dèm pha, chê bai khi con cái nhà kia có thói ăn vạ. Họ không đủ cảm thông để hiểu rằng việc dạy dỗ và đặt ra những đòi hỏi cho con làm theo không hề đơn giản với một đứa trẻ. Và trên hết, đó còn là việc tương tự mà chính họ cũng đã và đang phải trải qua. Những câu nói tiêu cực mang tính chê bai nhiều hơn đóng góp sẽ làm đứa trẻ kia cảm thấy tồi tệ thay vì giúp chúng thay đổi. 

4. Tập cho con phụ thuộc vào các thiết bị


Những thiết bị công nghệ là thủ phạm làm thụt lùi nhân cách trẻ.​

Chẳng ai có thể phủ nhận những lợi ích “giết thời gian” tuyệt vời của các thiết bị công nghệ trong mỗi lúc chờ đợi hay khi rảnh rỗi. 

Vậy nhưng, bạn sẽ giật mình khi biết chúng là thủ phạm làm thụt lùi nhân cách trẻ. Nếu đứa trẻ cần phải chờ đợi trong một khoảng thời gian nào đó, tại sao phải không tập cho chúng sự kiên nhẫn? Nếu đứa trẻ cần một trò chơi, tại sao bạn không cho trẻ được học cách chơi? Bố mẹ nào cũng muốn con thông minh? Vậy, đã bao giờ bạn nghĩ những thiết bị hiện đại kia có thể khiến chúng mụ mị không? Hoàn toàn có thể nếu bạn tập cho trẻ phụ thuộc vào máy móc.

5. Chưa biết nói "không" khi cần thiết


Thỉnh thoảng hãy biết nói "không" với những nhu cầu của trẻ.​

Cha mẹ ngày nay đang bảo bọc con cái quá mức. Phục vụ chúng từ A đến Z. Đáp ứng chúng bất kể ngày đêm. Ngay khi đứa trẻ đòi mua nước, người bố sẵn sàng tất tả chạy đi tìm hàng nước để mua cho con. Đương nhiên, trẻ con không có lỗi khi nó khát. Người bố cũng không sai lầm khi mua nước. Nhưng bạn có quyền được nói “không” trong một số trường hợp với đòi hỏi của con cái. Bạn thử nghĩ xem, đâu phải lúc nào trong cuộc sống bạn cũng luôn kè kè theo bé và tất yếu có những việc trẻ phải tự làm hoặc tìm cách trì hoãn nếu đó là việc có thể chờ đợi hoặc thay thế.

Bà Emma Jenner đã nói lên mối lo ngại của mình khi chứng kiến những sai lầm phổ biến này của các ông bố, bà mẹ ngày nay. Bà sợ rồi đây những đứa trẻ lớn lên sẽ thành người lớn ích kỷ, lãnh đạm, thiếu kiên trì và cư xử tồi khi cha mẹ chúng không kịp thay đổi. 

Chúng ta vẫn thường nói “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Đứa trẻ cũng như một tờ giấy, bạn không viết, thì nó còn thô sơ, bạn viết hay thì nó nên đẹp đẽ và viết sai tất nhiên nó cũng trở nên xấu xí. Hãy bắt đầu thay đổi khi con còn uốn nắn được, hãy cho trẻ biết nó còn làm được nhiều hơn và hãy cho phép chúng làm những phép thử để biết rằng một ngày nào đó chúng phải ra khỏi cái lồng chở che.


Yeutre.vn

Cách nuôi dạy con của những ngôi sao nổi tiếng.

Là các ngôi sao hấp dẫn và được khao khát nhất thế giới, nhưng khi trở thành mẹ, họ cũng giống như tất cả những người phụ nữ khác, dành trọn vẹn yêu thương cho đứa con của mình.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.


1. Kim Hee Sun: Con cái là sức mạnh

Nữ hoàng sắc đẹp xứ Hàn gặp phải một cú sốc lớn ngay từ lần đầu tiên công bố ảnh của cô con gái trước công chúng, những lời bình phẩm ác rằng cô bé Yeon Ah “cần lớn nhanh để đại phẫu sắc đẹp” nếu muốn trở nên xinh đẹp như mẹ… Nhưng hơn ai hết, Kim Hee Sun hiểu rằng, sắc đẹp không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài mà còn tâm hồn và trí tuệ. Cô dành nhiều thời gian bên con, chăm sóc, dạy dỗ Yeon Ah từ những việc nhỏ nhất, chọn cho con từng chiếc kẹp tóc, từng đôi giày... để bé cảm nhận và hiểu rõ tình yêu thương của mẹ.



Kim Hee Sun luôn dành nhiều thời gian chăm sóc con gái. ​


Kim chia sẻ: “Con gái là lẽ sống của tôi và đã tiếp cho tôi rất nhiều sức mạnh”, vì thế, giống như tất cả các bà mẹ bình thường khác, Kim tự hào khoe những khoảnh khắc con gái lớn lên, khi cô bé được làm lớp trưởng, học say sưa ở lớp học múa, học vẽ, hay cảm giác hạnh phúc ngập tràn khi con gái nói với cô rằng: “Mẹ ơi, mẹ thật tuyệt vời, mẹ của con giỏi nhất trên đời!”.

2. Jennifer Garner: Sống hết mình vì con cái

Jennifer Garner kết hôn với Ben Afflect và đã có 3 thiên thần nhỏ, họ là một trong những gia đình hạnh phúc đáng ngưỡng mộ nhất Hollywood. Tự nhận mình là một bà mẹ truyền thống, Jennifer Garner đã tạm gác lại sự nghiệp diễn xuất và dành hầu hết thời gian của mình cho gia đình và các con.


Vì các con Jennifer Garner đã tạm gác lại sự nghiệp diễn xuất của mình​


Trong một bài phỏng vấn trên tờ Us Magazine, Jennifer chia sẻ: “Tôi luôn có quan niệm sống hết mình. Hoặc tôi sẽ làm một người mẹ đảm đang, chăm sóc con cái cả ngày hoặc tôi sẽ tới phim trường và cống hiến hết mình cho công việc. Từ bỏ công việc thật sự là một cuộc chiến nội tâm rất gay gắt nhưng cuối cùng phần “con cái” đã giành chiến thắng. Công việc thường ngày của tôi là đánh thức các con, cho chúng ăn, đưa đứa lớn đi học, ru đứa bé ngủ, rồi đi chợ, đón con, chơi với chúng một lúc và lao vào nấu bữa tối. Tôi cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn với điều đó”.

3. Julia Roberts: “Vì con quên mình”

“Người đàn bà đẹp” có con đầu lòng khi đã gần 40 tuổi và với cô, niềm hạnh phúc đó lớn hơn tất cả mọi thứ. Julia Roberts vốn là một trong những nữ diễn viên đắt giá nhất thế giới với lịch diễn và làm việc dày đặc nhưng từ khi kết hôn và sinh ba đứa con, công việc chiếm hầu hết thời gian của cô là làm vợ, làm mẹ, thậm chí Julia đã phải “ăn bớt” cả vào thời gian nghỉ ngơi và làm đẹp của riêng mình.


Có con là niềm hạnh phúc lớn lao đối với "người đàn bà đẹp"​


Julia Roberts luôn tự tay làm tất cả việc nhà cho chồng con và xem đó là niềm vui sống. Cô chia sẻ: “Điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho con cái bạn là tình yêu đối với chúng. Tôi thực sự là một người phụ nữ may mắn cho dù tôi thậm chí còn chẳng có thời gian đi làm móng, nhưng mà, ai quan tâm đôi chân của một người mẹ đẹp hay xấu chứ?”.

4. Jolie-Pitt: Bố mẹ yêu thương nhau khiến con hạnh phúc hơn


Hai vợ chồng luôn dành nhiều thời gian quan tâm tới từng đứa trẻ​

Brad Pitt và Angelina Jolie được biết đến như những ngôi sao có cá tính đặc biệt và họ cũng khuyến khích các con thể hiện tính cách cá nhân tự nhiên của chúng để phát huy các tính cách thiên bẩm và thực sự biết mình là ai. Trong cuộc trò chuyện với Anderson Cooper vào năm 2011 Angelina nói: “Chúng tôi ăn tối cùng nhau mỗi ngày và điều đó thật tuyệt vời. Trong suốt bữa tối, lũ trẻ không được phép chơi game và bố mẹ phải tắt hết điện thoại để mọi người có thể lắng nghe nhau nhiều nhất”.

Trả lời phỏng vấn tờ Reader’s digest vào năm 2007 Jolie cũng nói rằng: “Chúng tôi luôn cố gắng thu xếp thời gian để quan tâm tới từng đứa trẻ. Khi tất cả mọi người đã ngủ, chúng tôi danh thời gian cho Mad, khi tất cả đã đến trường chúng tôi ở bên Shiloh. Và ở giữa hai khoảng thời gian đó, chúng tôi dành thời gian cho Zahara và Pax”. 

Tình yêu thương tràn ngập trong mọi khoảnh khắc mà gia đình Jolie-Pitt ở bên nhau, điều này thể hiện rất rõ nét trong đám cưới của cặp đôi vào ngày 23/8 vừa qua, khi những nét vẽ hồn nhiên của các con trở thành điểm nhấn cá tính ngọt ngào trên chiếc váy cưới tuyệt đẹp mà Jolie mặc. Tình yêu tuyệt vời mà cặp đôi dành cho nhau trong suốt hơn 10 năm qua và đám cưới ấm áp vừa rồi chính là một minh chứng hoàn hảo cho tình yêu thương mà cặp đôi này dành cho các con.


Theo Mask​

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mẹ đã biết cách chế biến cua đồng đúng cách cho bé?

Cua đồng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và thường được các mẹ “ưu ái” trong việc chế biến thành các món ngon cho trẻ thưởng thức. Tuy nhiên, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mẹ lựa chọn cua đồng và chế biến, cho con ăn sai cách.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

1. Không mua cua ở vùng nước ô nhiễm



Mẹ tuyệt đối không mua cua đồng ở vùng nước ô nhiễm​


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cua đồng sống ở các vùng nông nghiệp, dưới nguồn nước ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu sẽ tích tụ rất nhiều độc tố dioxin, PCBs. Đây là những độc tố nguy hiểm có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thần kinh, gây tổn thương gan. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.

2. Không cho trẻ ăn cua chết

Cua chết không chỉ khiến mùi vị kém ngon mà nó còn cực kỳ nguy hại đến sức khỏe của con. Bởi trong cua chết sẽ sinh ra độc tố histidine gây dị ứng hệ miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, cua chết càng lâu, độc tố này càng nhiều và có thể gây nhiễm độc, khó thở, nôn mửa, vô cùng nguy hiểm với trẻ.

3. Nguy hiểm khi chế biến cua chưa chín

Trong cua có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống, đặc biệt trong dạ dày, nếu mẹ cho con ăn cua sống hoặc chưa chế biến chín có thể khiến con bị nhiễm sán, đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, nếu để ký sinh trùng lan sang phổi sẽ khiến con đau tức ngực, nổi mề đay, nóng sốt, tấn công ở não sẽ gây ra các cơn động kinh …

4. Không uống trà sau khi ăn cua


Không cho con uống trà sau khi ăn cua​


Thói quen uống trà rất tốt cho cơ thể nhưng lại rất hại sau khi mẹ vừa cho con ăn cua đồng. Vì trà có thể làm loãng acid trong dạ dày trẻ khiến các chất hấp thụ bị đóng đặc lại, khó tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài hoặc đầy hơi khó tiêu hay thịt cua sẽ tạo thành cục, sạn gây ra sỏi thận.

5. Không cho con ăn đi ăn lại nhiều lần

Mẹ lưu ý, khi chế biến cua đồng thì nên sử dụng hết ngay trong bữa ăn đó, tuyệt đối không cho con ăn đi ăn lại nhiều lần. Bởi thịt cua sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị ôi thiu, mất chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa ở con.

6. Không ăn quả hồng sau khi ăn cua

Trong quả hồng có rất nhiều chất tannin, sau khi cua nếu ăn quả hồng sẽ khiến chất tannin làm cho protein rắn lại, nếu để lâu trong ruột thì sẽ lên men, thối rữa, gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đi ngoài. Nặng hơn, trẻ có nguy cơ bị sỏi thận từ nhỏ vì các chất trong ruột không tan được.

7. Trẻ vừa bị tiêu chảy, cảm lạnh



Trẻ vừa ốm dậy tuyệt đối không ăn cua đồng​

Nếu trẻ vừa ốm dậy, tiêu chảy, cảm lạnh thì tuyệt đối mẹ cũng không cho trẻ ăn thịt cua đồng vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đang yếu, không hấp thu được chất đạm từ cua. Ngoài ra, trẻ có thể lại bị đi ngoài, tiêu chảy, đau bụng quặn nặng hơn nếu ăn cua.

8. Trẻ bị dị ứng cũng không được ăn cua đồng

Cua đồng là món ăn ngon nhưng lại dễ gây ra dị ứng, đặc biệt với trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử bị dị ứng. Do trong cua có hàm lượng đạm và các hoạt chất nồng độ cao, khi ăn dễ bị mẩn ngứa, khó thở. Khi thấy con có biểu hiện dị ứng, cha mẹ cần đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cách chế biến cua đồng đúng cách

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi cho con ăn cua đồng và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ cua, mẹ lưu ý:

- Chọn cua đồng có vỏ màu nâu đất, bóng, hai càng không cân đối, khỏe, còn sống.

- Khi chế biến, mẹ cần làm sạch của để loại bỏ ký sinh trùng, đặc biệt là làm sạch phần dạ dày cua (có thể bỏ).

- Sau khi làm sạch, mẹ ngâm cua vào muối khoảng 10 phút để loại bỏ các loại ký sinh trùng như giun, sán bám trong cua. 

- Mẹ tuyệt đối không mua cua đã làm sẵn ngoài chợ.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Lưu ý khi mẹ cho bé ăn yến.

Là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm cao và chứa nhiều axit amin thiết yếu, yến sào đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh và trẻ suy dinh dưỡng.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Mặc dầu vậy, việc lạm dụng yến sào nhất là đối với trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Bản thân trẻ nhỏ cũng khó hấp thu được hết nguồn dưỡng chất quý giá trong yến nếu tiêu thụ quá nhiều và liên tục. Do vậy, khi muốn cho trẻ dùng yến sào cần phải cho ăn đúng liều lượng đối với từng giai đoạn phát triển.

Cách dùng yến sào trong từng giai đoạn phát triển của trẻ



Yến sào đặc biệt tốt cho phổi, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và quá trình tái tạo tế bào, phục hồi sức khỏe sau bệnh của trẻ nhỏ.​


Các nhà khoa học đã chỉ ra trong các thành phần quý giá của yến sào, ngoài lượng protein dồi dào, yến sào còn chứa các loại axit amin quan trọng như lysin, amide, histidine, arginine, cystine, humin và nhiều nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm, kali, magie, phốt pho... Do đó, yến sào đặc biệt tốt cho phổi, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và quá trình tái tạo tế bào, phục hồi sức khỏe sau bệnh của trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng yến sào bởi vì lợi nhuận cao, nhiều người có thể làm giả mặt hàng này. Dưới đây là cách dùng yến sào phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ:

Trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng: Sữa mẹ trong giai đoạn này vẫn là nguồn dinh dưỡng tối quan trọng và cần thiết hơn cả đối với trẻ. Việc sử dụng yến sào đối với lứa tuổi này thực sự không cần thiết. 



Không nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn yến sào.​

Trẻ 1-3 tuổi: Trong độ tuổi này, trẻ đã có thể làm quen với yến sào. Mẹ có thể chưng yến và trộn chung với cháo ăn dặm hàng ngày của bé hoặc xay nhuyễn và trộn chung với sữa. Lưu ý, bước đầu làm quen mẹ chỉ nên cho dùng từng ít một và tăng dần khi cơ thể bé đã đủ khả năng hấp thu. 

Dùng yến sào trong độ tuổi này sẽ giúp tối ưu hóa sự phát triển vượt trội của trẻ, giúp trẻ tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật nhất là các bệnh về đường hô hấp vốn là một trong những vấn đề sức khỏe rất phổ biến trong độ từ 1-3 tuổi. 



Mẹ có thể chưng yến và trộn chung với cháo ăn dặm hàng ngày của bé hoặc xay nhuyễn và trộn chung với sữa.​

Về liều dùng, mẹ có thể cho bé ăn từ 25g - 50g trong 1 tháng liên tục theo ngày cách ngày. 

Trẻ 3-10 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này vẫn gặp phải những vấn đề liên quan đến sức đề kháng. Theo đó, bé thường dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi… Do đó, nếu được cho dùng yến sào đều đặn hàng ngày phần nào sẽ giúp bé tránh được các bệnh vặt nhờ hệ miễn dịch đã được củng cố đáng kể. 

Thêm vào đó, trong độ tuổi này, các hoạt động vận động cơ bắp và trí não đã được tăng cường, việc dùng yến sào sẽ là nguồn bổ trợ rất tốt để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và sẵn sàng cho những hoạt động khác trong chuỗi ngày phát triển.



Nếu được cho dùng yến sào đều đặn hàng ngày phần nào sẽ giúp bé tránh được các bệnh vặt nhờ hệ miễn dịch đã được củng cố đáng kể. ​


Về liều dùng, mẹ có thể cho bé ăn 100gr trong vòng 1 tháng và dùng ngày cách ngày. 

Dùng yến sào đúng cách

Vì là một thực phẩm giàu đạm nên việc cho ăn trước hoặc ngay sau bữa ăn sẽ khiến trẻ sinh ra biếng ăn vào các bữa chính. Như vậy, yến sào lại vô tình phản tác dụng đối với những trẻ vốn đã suy dinh dưỡng. 

Ăn yến tốt nhất là vào trước giờ ngủ tối 1-2 tiếng bởi sau khoảng 1 tiếng chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone sinh trưởng và tận dụng hết nguồn dinh dưỡng đã tiêu thụ vào để giúp cơ thể phát triển. 



Nên duy trì dùng yến đều đặn trong một thời gian với lượng nhỏ thay vì dùng lượng lớn trong một vài lần.​


Để yến sào có tác dụng tốt nhất nên duy trì dùng đều đặn trong một thời gian với lượng nhỏ thay vì dùng lượng lớn trong một vài lần. 

Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp mẹ biết cách cho bé ăn yến sào sao cho hợp lý và hiệu quả nhất nhằm đem đến lợi ích sức khỏe và trí não cho sự phát triển của trẻ.


Yeutre.vn (Tổng hợp)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Tận dụng các thiết bị thông minh để dạy con thông minh.

Các thiết bị thông minh, hiện đại như điện thoại di động, máy tính, ipad… không phải lúc nào cũng “xấu” đối với trẻ. Nếu biết tận dụng chúng hiệu quả, an toàn, các mẹ hoàn toàn có thể qua đó dạy trẻ được nhiều điều bổ ích.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.


 Các thiết bị thông minh không phải lúc nào cũng "xấu" đối với trẻ​


Trẻ em ngày nay cực kỳ nhạy bén với công nghệ, việc các bé mới 4, 5 tuổi dùng ipad hay điện thoại thông minh chơi games, chụp ảnh… không còn quá lạ nữa. Nhiều trẻ thậm chí còn tự mày mò rất nhanh những ứng dụng hay trò chơi mà trẻ chưa từng biết trước đó, hơn hẳn người lớn. Do đó, các mẹ yên tâm là trẻ hoàn toàn có thể tiếp thu được những gì mà mình muốn truyền đạt, dạy dỗ cho con thông qua các thiết bị thông minh này. Quan trọng là các mẹ phải biết lựa chọn những cách phù hợp.

Thay vì để con chơi game, phí phạm thời gian mà có thể còn gây hại, các mẹ nên tận dụng sức hấp dẫn của các thiết bị thông minh, hiện đại đối với con để dạy con những điều bổ ích nhé.


Hai cách tiếp cận

Lựa chọn các trang web thú vị

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, trên mạng có rất nhiều điều bổ ích phù hợp với độ tuổi của trẻ, các mẹ nên tìm hiểu, nhờ tư vấn trước để lập cho con một danh sách các trang web thú vị, bổ ích và phù hợp với con. Các lĩnh vực mà mẹ nên quan tâm tìm kiếm cho con là về lịch sử, truyện tranh, truyện cổ tích, du lịch, khám phá các cùng đất mới, khoa học thiếu nhi, cách chế biến các món ăn đơn giản dành cho bé, các trò chơi, các bài hát dành cho trẻ em…


Mẹ hãy giúp con lựa chọn các trang web, ứng dụng bổ ích thú vị​


Nhờ đến các ứng dụng

Các phần mềm ứng dụng hiện khá đa dạng, giúp cài đặt nhiều chương trình hữu ích cho trẻ như chương trình dạy chữ cái, chương trình tập cho trẻ hát, các ứng dụng trò chơi, xếp hình, kể chuyện, dạy toán học, diễn kịch, nhập vai… Chắc chắc trẻ sẽ vô cùng thích thú và học hỏi được nhiều kỹ năng bổ ích, giúp trẻ phát triển nhanh và hoàn thiện hơn.

Lưu ý dành cho ba mẹ

Nên tham gia cùng với trẻ

Việc này giúp các mẹ vừa giám sát được những gì con đang xem, đang làm trên các thiết bị thông minh, hiện đại, tránh để trẻ tự tung tự tác chơi game hay lỡ vào những trang web không phù hợp, vừa có cơ hội giải thích, hỏi han con những điều mà con đang xem, đang theo dõi để kích thích con tư duy, hiểu biết đúng hơn. 

Giữ ở mức vừa phải


Tuy nhiên ba mẹ cũng không nên cho trẻ quá lạm dụng các thiết bị, nên dành thời gian cho trẻ vui chơi bên ngoài​


Bất kể con học hỏi được những gì từ các thiết bị thông minh, hiện đại, các mẹ cũng cần lên lịch cho con đàng hoàng, có giờ giấc và thời lượng nhất định, không nên để con tùy thích sử dụng chúng thái quá. Với các trẻ, sự tiếp xúc, học hỏi thực tế từ cuộc sống bên ngoài luôn quan trọng hơn hết.

Noi gương tốt cho con

Để con sử dụng các thiết bị thông minh phù hợp, đúng đắn, thì trước tiên ba mẹ phải làm gương cho con. Chẳng hạn, nếu ba mẹ muốn con sử dụng chúng đúng nơi, đúng chổ, đúng lúc thì ba mẹ cũng nên như vậy, không nên “nghiện” con sẽ học theo.


Yeutre.vn (Tổng hợp)

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Dạy con những kĩ năng xử lí khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khi chơi.

Ở tuổi lên 4 - 6, có thể nói bé yêu nhà bạn đã có rất nhiều bạn bè để chơi cùng. Mà khi chơi cùng, những mâu thuẫn, cãi cọ giữa chúng rất dễ xảy ra. Cách tốt nhất là ba mẹ nên dạy con những kỹ năng cần thiết để xử lý những mâu thuẫn vốn xảy ra như cơm bữa này!

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc


Để dạy con cách xử lý mâu thuẫn ba mẹ cần kiên nhẫn​

1. Đề ra trước các quy định

Người ta vẫn thường nói “Quốc có quốc pháp, Gia có gia quy”, bởi vậy lưu ý này được xem là khá quen thuộc nhưng chưa bao giờ thừa. Ba mẹ nên đề ra cho con những quy định rõ ràng xung quanh chuyện vui chơi của con, như: không được giành hay lấy đồ chơi của bạn khi chưa được sự đồng ý của bạn; tuân thủ quy định về thời gian, phạm vi vui chơi…, đặc biệt khi trẻ đến nhà bạn hay chơi ở nơi công cộng; trong khi vui chơi không được đánh nhau và khóc nhè… 

Tùy mỗi hoàn cảnh, ba mẹ sẽ có những “gia quy” khác nhau dành cho các thiên thần “nhiều chuyện” của mình. Những quy định này sẽ giúp trẻ hạn chế mâu thuẫn.

2. Đưa ra luật chơi

Điều này đặc biệt cần thiết khi bé yêu của các mẹ cùng bạn bè tham gia các trò chơi mà bạn không thể theo dõi, quan sát chúng thường xuyên, từ đầu đến đuôi. Luật chơi vừa giúp trẻ hạn chế mâu thuẫn, vừa là căn cứ để trẻ vin vào đó xử lý những bất đồng nếu không may xảy ra, nhờ vậy trẻ sẽ không “làm loạn cả lên”. 


Giúp trẻ đưa ra luật chơi để trẻ không "làm loạn" khi xảy ra mâu thuẫn​


Đồng thời luật chơi cũng giúp trẻ tự giải quyết với nhau mà không cần đến sự can thiệp của người lớn, khi chưa cần. Kỹ năng này chắc chắn sẽ lớn dần theo thời gian và giúp trẻ từng bước trưởng thành, chín chắn, bình tĩnh hơn trước các mâu thuẫn.

3. Dừng lại và “đi méc”

Trong các cuộc vui chơi của trẻ, có thể có những cãi vã nhỏ nhưng cũng khó tránh những cuộc “đụng độ” lớn, thậm chí dẫn đến đánh nhau. Ba mẹ nên dạy dỗ, nhắc nhở con phải luôn nhớ trong đầu là khi có mâu thuẫn lớn xảy ra, bé phải biết dừng lại và “đi méc” người lớn để người lớn phân xử giúp. Có thể thời gian đầu bé nhà bạn chưa nhớ và thực hiện việc này ngay được, nhưng chỉ cần kiên trì nhắc nhở nhiều lần thì lâu ngày trẻ sẽ hình thành thói quen như ý muốn. 

Về phần ba mẹ, khi can thiệp hòa giải mâu thuẫn cho con cần nhớ bình tĩnh, đưa ra những ý kiến và cách phân xử rõ ràng dựa trên những quy định hợp tình hợp lý, qua đó trẻ sẽ hiểu và học hỏi dần kỹ năng đó. 


Khi mâu thuẫn xảy ra, hãy nhắc nhở bé bình tĩnh đi tìm người lớn nhờ giải quyết giúp​


4. Trưởng thành dần trong các mối quan hệ

Dạy trẻ cách ứng xử chừng mực, tôn trọng bạn, không giành giật đồ chơi của bạn, tuân thủ những quy định bất thành văn như biết xếp hàng, chờ đến lượt mình chơi, xen kẽ sử dụng đồ chơi của nhau… Đặc biệt, ba mẹ nên dạy trẻ tạo dựng những mối quan hệ bạn bè thân thiết từ nhỏ, những người bạn thân của nhau thì có thể chia sẻ, nhường nhịn, thậm chí tha thứ nhau khi cần. 

Không có gì là quá sớm để bạn hun đúc, tôi luyện cho con những đức tính, những suy nghĩ này, chúng sẽ in dấu trong tiềm thức của trẻ và đó là những thứ sẽ hỗ trợ trẻ giải quyết mâu thuẫn một cách chừng mực khi xảy ra “cuộc chiến” với những trẻ khác.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Mách mẹ bí quyết tổ chức sinh nhật ở nhà thật vui cho bé.

Bé yêu sắp đến ngày sinh nhật mà bạn chưa có kế hoạch tổ chức sinh nhật cho con? Hãy cùng yeutre.vn bắt tay vào các công đoạn tổ chức sinh nhật hoàn hảo tại nhà cho trẻ dưới đây nhé.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.



Trẻ hào hứng và hạnh phúc trong sinh nhật của mình​

Chủ đề bữa tiệc

Trong bữa tiệc đó, mẹ sẽ mời ai, người lớn hay trẻ nhỏ hoặc cả 2 hay chỉ có người thân. Từ đó, mẹ có thể tổ chức bữa tiệc phù hợp với các khách mời hơn. Ngoài ra, chủ đề bữa tiệc cũng sẽ quyết định nhiều tới sự trang trí không gian tiệc. Điều này sẽ giảm đi sự nhàm chán sau mỗi năm và tăng sự phấn khích cho cả chủ nhân bữa tiệc và khách mời.

Trang trí không gian



Không gian rực rỡ sắc màu sẽ tăng thêm niềm vui cho bữa tiệc​

Để khiến không gian sinh nhật thật đặc biệt, mẹ nên lưu ý tới việc trang trí không gian bữa tiệc cho trẻ. Đó có thể là những bức ảnh dán nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích như vịt Donal, Tom & Jerry, người nhện… Hoặc mẹ có thể trao đổi với trẻ về điều này để có thêm sáng kiến. Một không gian vui nhộn, rực rỡ sắc màu sẽ tăng thêm niềm vui cho bữa tiệc.

Ngoài ra, mẹ đừng quên trang trí thêm bóng bay, pháo giấy và những chiếc mũ sinh nhật ngộ nghĩnh.

Hóa trang cho trẻ

Thông thường, các bà mẹ sẽ ăn mặc lộng lẫy cho con vào sinh nhật. Tuy nhiên, để bữa tiệc sinh nhật của bé trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết, mẹ có thể hóa trang cho bé thành các nhân vật mà bé yêu thích. Đó có thể là chú mèo dễ thương, chú hề, công chúa, siêu nhân… hoặc hóa trang thành nhân vật theo chủ đề của bữa tiệc.

Bánh sinh nhật bắt mắt



Tạo bất ngờ cho trẻ với bánh sinh nhật ngộ nghĩnh​

Vì mỗi năm, mẹ chỉ tổ chức sinh nhật một lần cho trẻ vì vậy hãy chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật độc đáo, bắt mắt, ấn tượng. Nếu mẹ không thể tự làm bánh sinh nhật, mẹ cũng có thể đặt theo yêu cầu ngoài tiệm trước 1 tuần để được làm một chiếc bánh như ý. Bánh sinh nhật có thể lấy ý tưởng từ tuổi của bé hoặc trang trí theo hình dáng các con vật, nhân vật hoạt hình bé yêu thích…

Tổ chức trò chơi

Hãy nhớ, tổ chức sinh nhật cho bé thì phải lấy bé làm trung tâm. Không ít sinh nhật được tổ chức, chủ yếu người lớn ngồi nói chuyện rôm rả, còn bé thì không biết làm gì. Mẹ hãy tổ chức một số trò chơi dành cho bé để bé cùng hào hứng tham gia. Ở độ tuổi này, bé đã có thể tham gia mọi hoạt động vui chơi mà bố mẹ tổ chức.

Trò chơi có thể từ khó tới dễ như chơi đố chữ, toán học, thi hát, đọc thơ…

Thực đơn mặn, ngọt hài hòa



Thạch rau câu thanh đạm cho tiệc ngọt​


Mẹ có thể tổ chức bữa tiệc mặn cùng với người thân trước, sau đó thì tổ chức ngọt cùng bạn bè và khách mời của cả gia đình. Những món ăn trong tiệc mặn mẹ có thể tham khảo chả cuốn, tôm hấp, bò lagu hoặc nấu tiêu, lẩu hải sản hay lẩu thái chẳng hạn. Còn đối với tiệc ngọt, mẹ đừng quên một số món thanh đạm như rau câu, hỗn hợp trái cây, cupcakes và dĩ nhiên không thể thiếu kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt…

Quà tặng khách mời

Để bữa tiệc trọn vẹn hơn, mẹ đừng quên tạo những món quà nho nhỏ để tặng những người bạn nhí của trẻ. Đó có thể là những chú gấu bông bé xíu hay hộp bút chì màu, một cuốn truyện, bánh kẹo mang về… được bọc trong những hộp quà xinh xinh. Quà tặng có thể là phần thưởng cho người chiến thắng trong cuộc chơi. Hoặc đó là món quà lưu niệm mà gia đình muốn tặng khách mời để bày tỏ lòng cảm ơn đối với họ khi đã dành thời gian quý báu tới tham dự sinh nhật của bé.

Yeutre.vn​

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Những lợi ích không ngờ khi mẹ cho bé làm quen với ngoại ngữ từ sớm.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có nên cho con học ngoại ngữ sớm hay không nhưng nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy khi học ngoại ngữ sớm đúng cách, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Bên cạnh rèn luyện tiếng mẹ đẻ hàng ngày, khi trẻ khoảng 3 tuổi, ba mẹ có thể cho con làm quen với ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai) như tiếng Anh, Pháp… Dưới đây là những lợi ích “cực đỉnh” của việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm:

1. Giúp bé học ngôn ngữ một cách tự nhiên



Cho con học ngoại ngữ sớm sẽ giúp con phát triển khả năng nghe, nói chuẩn tự nhiên.​


Khi còn nhỏ, trẻ sẽ tiếp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên thay vì thụ động như độ tuổi trưởng thành. Nhờ đó, trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng tiếp thu kiến thức mà giáo viên bản ngữ dạy trẻ hơn. Nếu cha mẹ có ý định cho trẻ học ngoại ngữ thì không nên bỏ qua giai đoạn này.

2. Nghe, nói chuẩn ngay từ đầu

Ngoài khả năng tiếp thu bài giảng nhanh, trẻ còn có khả năng nghe và nói chuẩn, tự nhiên theo giáo viên bản ngữ. Bởi ở giai đoạn này, trẻ bắt chước rất giỏi ngữ điệu, ngữ âm được nghe thấy, thậm chí khả năng bắt chước còn cao hơn cả người lớn.
Sau một thời gian cho bé theo học, cha mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên với khả năng nói ngoại ngữ trôi chảy của trẻ.

3. Bé dễ giao tiếp, tự tin hơn

Với những trẻ nhút nhát thì việc học ngoại ngữ không chỉ có lợi về ngôn ngữ mà còn giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Vì trong quá trình học ngoại ngữ, giáo viên thường kết hợp đối thoại hay trò chơi bổ ích nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ. Nhờ đó, trẻ có cơ hội giao tiếp với tất cả các trẻ, anh chị cùng lớp và không còn cảm thấy e ngại trước mọi người.

4. Học các ngoại ngữ khác dễ dàng

Trẻ nhỏ học ngôn ngữ mẹ đẻ tự nhiên như thế nào thì với ngôn ngữ nước ngoài trẻ cũng có cách học như vậy. Khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ hướng dẫn trẻ học song ngữ sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ tiếp nhận 2 ngôn ngữ một cách tự nhiên và khả năng ghi nhớ, phát âm là như nhau. Do vậy, khi trẻ còn nhỏ, khả năng học ngoại ngữ khác của trẻ tương đối dễ. 

5. Tốt cho não bộ



Việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm sẽ kích thích não bộ phát triển​

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn 1 ngôn ngữ, não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn so với những trẻ không học ngôn ngữ khác. Vì sử dụng ngôn ngữ thứ 2, trẻ phải hoạt động não bộ nhiều hơn nên lượng chất xám của trẻ cũng cao hơn.

6. Lợi ích khác

Cũng giống như năng khiếu, não bộ của trẻ thường phát triển mạnh nhất vào những năm đầu đời, hỗ trợ đặc biệt cho khả năng học ngôn ngữ của trẻ, nhưng nhiều năm sau, não bộ phát triển chậm lại và dần ổn định. Vì vậy, nếu cha mẹ cho trẻ học sớm sẽ kích thích não bộ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, suy luận và hỗ trợ cho việc học toán sau này. Ngoài ra, việc học ngoại ngữ sớm cũng giúp trẻ linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.


Yeutre.vn​

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Xử trí khi bé đưa vật lạ vào vùng kín.

Nhiều bậc cha mẹ không biết dị vật có thể đi vào vùng kín của trẻ. Trong khi đó theo các bác sĩ, nếu không gắp dị vật ra sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của trẻ.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), các bác sĩ khoa ngoại niệu từng nội soi, gắp ra nhiều dị vật như đầu bút bi, đầu bút chì, nút áo, bông gòn, sợi dây điện... từ vùng kín của các bé.


Dị vật trong vùng kín bé T. (5 tuổi)​

Tuổi khám phá cơ thể

Gần đây, bé P.T.T.T., 5 tuổi, ở Q.2, TP.HCM được các bác sĩ nội soi gắp khối bông gòn có kích thước khoảng 2x1cm từ âm đạo ra. Theo người nhà của bé, hơn hai tháng trước bé bị viêm nhiễm vùng âm hộ, âm đạo tiết dịch có mùi hôi. Ba mẹ đã đưa bé đi khám rất nhiều nơi, uống rất nhiều toa thuốc kháng sinh và kháng viêm nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, qua khai thác bệnh sử các bác sĩ khoa ngoại niệu biết được bé thường chơi với bông gòn và hay nhét vào các lỗ tự nhiên như lỗ tai, lỗ mũi và cả âm đạo nên nghi ngờ có dị vật trong âm đạo.

Bé N.T.A.T., 3 tuổi, cũng được các bác sĩ khoa ngoại niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2 nội soi gắp một nút áo bọc nhôm có đường kính khoảng 1cm từ vùng kín.

Trước đó, lúc tắm trong thau, bé chơi với các nút áo và một chiếc đã bị mắc kẹt trong âm đạo của bé. Người nhà phát hiện mất một nút áo và bé cũng bập bõm “méc” cho mẹ biết nên bé được đưa ngay đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám. Trường hợp này khá hi hữu vì kết quả chụp X-quang cho thấy dị vật hình tròn trong âm đạo, trong khi những trường hợp khác rất khó thấy.

Thạc sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, phẫu thuật viên chính cho hai ca bệnh trên) cho biết dị vật vùng kín gặp ở cả bé trai và bé gái nhưng ở bé gái nhiều hơn. Bé gái thường hay nhét dị vật vào âm đạo, thỉnh thoảng có trường hợp nhét vào niệu đạo, còn bé trai hay nhét dị vật vào niệu đạo.

Dị vật ở vùng kín thường gặp ở trẻ từ 3-6 tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu mày mò, chơi các đồ chơi, đặc biệt là những đồ chơi có mảnh nhỏ như đầu bút bi, đầu bút chì, đồ chơi lắp ráp có những hạt nhựa nhỏ, bông gòn, lông có trong các loại thú nhồi bông... Trong lúc chơi các bé cũng khám phá cơ thể bằng cách cho các dị vật nhỏ vào các lỗ tự nhiên như miệng, lỗ mũi, lỗ tai, niệu đạo, âm đạo.

Đưa trẻ đi kiểm tra

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khi có dị vật lạ xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng viêm, kích thích. Nếu dị vật ở trong âm đạo sẽ gây viêm âm đạo, âm hộ, chảy mủ, còn khi dị vật ở trong niệu đạo (bàng quang) sẽ gây viêm bàng quang, tiểu lắt nhắt, tiểu máu (do trầy xước niêm mạc đường niệu đạo), nhiễm trùng tiểu.

Với những triệu chứng như vậy người nhà thường nghĩ trẻ bị viêm đường tiết niệu, sinh dục bình thường, do đó nhiều trường hợp đã được cha mẹ mua thuốc kháng sinh, kháng viêm cho uống. Những triệu chứng này sẽ “vắng mặt” một thời gian, sau đó lại xuất hiện trở lại. Sau nhiều đợt uống thuốc mà triệu chứng vẫn tái đi tái lại nhiều lần, các bậc cha mẹ mới đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám, tìm nguyên nhân.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ đã cho bệnh nhi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, hỏi bệnh sử các bé và phát hiện bệnh nhi có dị vật ở vùng kín. Khi đó các bác sĩ sẽ nội soi âm đạo, niệu đạo để lấy dị vật ra. Bác sĩ Ngọc Thạch cho rằng nội soi âm đạo và niệu đạo là biện pháp tốt nhất để lấy dị vật vì nội soi quan sát được rõ bên trong và các bác sĩ sử dụng ống nội soi nhỏ dành cho trẻ sơ sinh để tránh gây tổn hại và rách các mô mềm xung quanh, nhất là màng trinh của bé.


Theo TTO

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Chứng nói nhại ở trẻ và bệnh tự kỉ.

Hiện nay, trước sự gia tăng của bệnh tự kỷ ở trẻ em, nhiều bố mẹ tỏ ra lo lắng và tìm hiểu rất kỹ lưỡng về các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh này để có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp xấu nhất. Một trong số các dấu hiệu khá đặc trưng mà bố mẹ thường chú ý đó là hiện tượng nói nhại.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Tuy nhiên, nói nhại trong độ tuổi trẻ đang hình thành ngôn ngữ không hẳn là một biểu hiện của bệnh tự kỷ nếu không có những dấu hiệu điển hình khác đi kèm.

Nói nhại và bệnh tự kỷ


Một trong những biểu hiện điển hình của bệnh tự kỷ đó là sự khiếm khuyết ngôn ngữ và giao tiếp.​

Một trong những biểu hiện sớm và điển hình của bệnh tự kỷ đó là sự khiếm khuyết ngôn ngữ và giao tiếp. Cụ thể, trẻ trong giai đoạn từ 1-3 tuổi có dấu hiệu chậm nói. Vốn từ hạn hẹp, chỉ xoay quanh một vài từ đơn và chỉ giao tiếp trong một số đề tài nhất định. 

Trong đó, có những trẻ luôn nói nhại lời của người khác, nghĩa là trẻ luôn lặp lại câu nói vừa phát ngôn của một ai đó mà không hề ý thức về ý nghĩa của những lời nói đó. Trẻ không chỉ lặp lại một từ đơn mà có thể lặp lại một câu dài hoặc lặp lại nguyên bản. Chẳng hạn, khi mẹ bảo “Tối nay trời nóng quá cả nhà mình đi hóng mát thôi!”. Trẻ sẽ ngay lập tức lặp lại lời của bạn “Trời nóng quá đi hóng mát thôi!”. Trong giọng nói của bé, bạn sẽ nhận thấy một cung giọng đều đều, không âm vực, không ngữ điệu, không cao độ và không chút biểu cảm. Hoặc nếu có khác đi thì trẻ nói luôn nói to hẳn hoặc ngược lại nhỏ hẳn mà không thể tự mình điều chỉnh âm độ.

Một trở ngại giao tiếp lớn đối với trẻ tự kỷ đó chính là khả năng biểu đạt về một vấn đề. Có một số trẻ rất giỏi về toán học hoặc có một kho từ vựng phong phú nhưng trẻ không thể biểu đạt chúng bằng lời nói và khi giao tiếp chỉ thường xoay quanh một số đề tài nhất định. Thậm chí, một số khác còn có biểu hiện “rối loạn đại từ nhân xưng”. Trẻ có thể dùng “tôi” để nói về bạn và ngược lại dùng “bạn” để nói về tôi. Trên thực tế, số trẻ tự kỷ không thể nói vào khoảng 40%. 

Như vậy, hiện tượng nói nhại có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ khi các biểu hiện bất thường về ngữ điệu, âm vực và sự hạn chế trong biểu đạt ngôn ngữ khi giao tiếp luôn lặp lại một cách vô thức.

Nói nhại là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ đang trong giai đoạn tập nói


Hiện tượng nói ngọng, bắt chước và lặp lại lời nói của người lớn ở những trẻ đang trong giai đoạn tập nói là điều khá phổ biến.​

Trẻ nhỏ khám phá và học hỏi thông qua các trò chơi, sự giao tiếp và cả sự bắt chước. Do đó, hiện tượng nói ngọng, bắt chước và lặp lại lời nói của người lớn ở những trẻ đang trong giai đoạn tập nói là điều khá phổ biến. 

Một số trẻ ý thức được về những phản ứng của người lớn đối với một số hành động “đặc biệt” của trẻ và chúng muốn dùng nó như một “trò chơi” của chính mình. Chẳng hạn, trong một lần bé nhại lại lời trách yêu của mẹ “Con bé này hư ghê!” và mẹ phì cười xí xóa tất cả dù trước đó bé có thể đã phạm lỗi. Hành động này của mẹ đã được bé chú ý. Trong một lần khác mẹ nói một câu khác, trẻ cũng lặp lại y như vậy nhưng mẹ không có phản ứng nào khác hơn là phì cười. Trẻ có thể hiểu rằng việc lặp lại lời nói của người lớn là điều được chấp nhận và bé sẽ không ngần ngại để tiếp tục thể hiện. Dần dà điều này trở thành một thói quen. 

Một đứa trẻ lặp lại lời của người lớn được coi là hành vi vô lễ và không được phép chấp nhận. Do đó, vấn đề ở đây chính là cách giáo dục của những người có trách nhiệm

“Uốn nắn” ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn tập nói

Thay vì trở thành một “thông dịch viên” sẵn sàng giải thích cho người khác hiểu bé đang nói gì, bố mẹ hãy vì lợi ích của bé mà kiên nhẫn để bé lặp lại lời nói của mình một cách rõ ràng hơn. 


Hãy dạy cho trẻ biết đâu là giới hạn của những điều được phép nói và không được phép nói​

Hãy dạy cho trẻ biết đâu là giới hạn của những điều được phép nói và không được phép nói vì trẻ có thể bắt chước một từ ngữ của người khác một cách vô thức mà không hiểu hết ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nội hàm của câu nói. 

Khi trẻ lặp lại câu hỏi của bố mẹ, nên giải thích cho trẻ hiểu đó là một câu hỏi và đưa ra thật nhiều phương án trả lời để trẻ có thể hình dung rõ hơn về sự khác nhau giữa câu hỏi và câu trả lời. Bố mẹ có thể giúp trẻ tìm các câu trả lời một cách cụ thể với những câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?…

Nên khuyến khích trẻ đồng ý hoặc từ chối bằng lời nói thay vì ngôn ngữ cơ thể. Đừng bao giờ ép buộc bé luôn trả lời “có” đối với mọi yêu cầu của bố mẹ. Sự biểu đạt chính kiến cá nhân sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và phản ứng đối với mọi sự việc tốt hơn là sự chấp nhận mang tính ép buộc. 


Hãy tạo điều kiện để trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè với những trẻ cùng trang lứa.​

Đừng nên bảo bọc con quá mức. Hãy tạo điều kiện để trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè với những trẻ cùng trang lứa. Thông qua những giao tiếp hàng ngày giữa trẻ này với trẻ khác, trẻ sẽ học hỏi được nhiều hơn và nhanh hơn những gì bạn có thể đem đến cho trẻ.

Các trò chơi sẽ mang tính kích thích hiệu quả đối với mọi hoạt động tiếp thu của trẻ. Vì thế, bố mẹ có thể tận dụng những trò chơi thật bổ ích để giúp trẻ phát triển vốn từ, cách biểu đạt ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu cá nhân. 

Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện cổ tích, nói chuyện với trẻ thật nhiều để tăng cường vốn từ trong trẻ.

Trẻ em là một tờ giấy trắng và tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng vậy. Bạn có thể tạo nên những tiêu cực hay tích cực là tùy thuộc vào cách bạn viết lên bài học giáo dục gì ở nơi bé. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ rút ra cho mình một vài điều trong việc dạy trẻ đang trong giai đoạn tập nói. 


Yeutre.vn​

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Nguy hiểm khi trẻ nuốt phải pin đồ chơi và cách xử trí.

Những chiếc pin điện tử nhỏ như cúc áo thường thấy trong các vật dụng như đồng hồ, đồ chơi điện tử nhỏ… có thể gây hại cho trẻ nếu ba mẹ chủ quan để chúng gần con mà không quan sát con kỹ. Trong trường hợp khẩn cấp trẻ không may nuốt phải pin, ba mẹ phải làm sao?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Dưới đây là những thông tin bổ ích dành cho các mẹ:


Cho trẻ chơi những đồ chơi dùng pin lớn, hạn chế dùng pin tiểu​

Triệu chứng nhận biết

Với kích thước nhỏ, dễ gặp phải ở xung quanh nên trẻ có nguy cơ nuốt phải pin cúc áo rất cao mà ba mẹ khó kiểm soát hết được. Khi trẻ nuốt phải pin, vì pin vẫn còn khả năng hoạt động khi vào cơ thể trẻ nên có thể gây ra nhiếu tác hại nghiêm trọng. Triệu chứng trẻ mà có thể gặp phải khi nuốt pin tùy theo hai trường hợp sau: 

Pin mắc kẹt ở họng: Nếu pin không thể xuống ruột mà mắc kẹt ở thực quản của trẻ thì trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như đau đớn, khó nuốt, ho, quấy khóc, nghiêm trọng hơn là bỏng thực quản, sốt, nôn ói... 

Nếu pin xuống ruột: Triệu chứng thường gặp là bé cảm thấy đau bụng, ói ra máu, phân có lẫn máu, đau tức ngực, nổi ban, mẫn ngứa do dị ứng với các thành phần trong pin như kẽm, thủy ngân, chì… Trường hợp nặng có thể khiến trẻ bị xuất huyết hay sốc do nhiễm độc.

Ba mẹ cần làm gì ngay?



Khi trẻ nuốt phải pin ba mẹ tuyệt đối không móc họng cho trẻ nôn pin ra​

Khi con không may nuốt phải pin, ba mẹ cần nhanh trí xử lý như sau:

- Nhiều ba mẹ lo sợ, muốn con nôn ói để pin theo đó ra khỏi cơ thể, liền cho trẻ dùng thuôc gây nôn ói, tuy nhiên điều này là cấm kỵ, nếu không có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

- Trường hợp pin không vào miệng mà bị bắn vào tai hay mũi trẻ, ba mẹ không nên cố gắng “moi” pin ra hay nhỏ thuốc nhỏ mắt, nước muối vì có thể làm dòng điện trong pin mạnh hơn.

- Ngay khi phát hiện con nuốt phải pin, cần đưa con đến bệnh viện hay trung tâm y tế gấp. Nên thông báo cho bác sĩ biết kích cỡ, chủng loại hay thời gian trẻ nuốt phải pin.

- Nên theo dõi phân của trẻ trong nhiều ngày sau đó, nếu may mắn pin có thể còn nguyên và ra ngoài sau đó trong vòng khoảng 1 tuần. 

Hạn chế nguy cơ nuốt phải pin ở trẻ


Hạn chế tối đa những món đồ chơi dùng pin cúc áo cho trẻ chơi​

- Nên chọn các loại vật dụng dùng pin tiểu lớn, tránh dùng pin cúc áo, nếu có cần để xa tầm tay trẻ.

- Không để các vật dụng, đồ chơi có dùng pin gần trẻ.

- Dùng băng keo dán kỹ vị trí lắp pin để trẻ khó lấy ra được nếu trẻ cầm phải đồ chơi, vật dụng dùng pin khi không có ba mẹ ở bên.

- Nhắc nhở các trẻ lớn trong nhà cẩn thận không để đồ dùng pin chơi gần em hay cho em chơi chúng mà không quan sát, theo dõi cẩn thận.


Yeutre.vn (Tổng hợp)​

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

7 trò chơi thú vị góp phần phát triển thể chất và trí tuệ cho bé từ 1 - 3 tuổi.

Các mẹ có biết, giai đoạn từ 1 - 3 tuổi là thời kỳ trẻ phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Vì vậy, ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, các mẹ nên chú ý lựa chọn cho con những trò chơi phù hợp để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.


Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Dưới đây là những trò chơi “vàng” giúp bé phát triển trí tuệ, thể chất thật tốt. Các mẹ hãy tham khảo nhé!

1. Trò chơi với hình khối

Tác dụng: Khi chơi với các hình khối nhiều màu sắc sẽ kích thích phát triển nhiều kỹ năng của trẻ như kết hợp tay - mắt, nhận biết các hình dạng, bên trên, dưới, trong, ngoài…


Chơi trò chơi hình khối sẽ giúp kỹ năng tay - mắt của trẻ phát triển. ​

Gợi ý: Mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, kích thước vừa tay để bé dễ dàng cầm được. Nên bắt đầu bằng các hình khối đơn giản như tròn, vuông, tam giác... Khi bé có thể nhận biết được các hình dạng của đồ chơi, các mẹ có thể cho bé chơi trò phân loại hình như xếp hình tròn vào ô hình tròn, tam giác vào ô hình tam giác… Với trẻ gần 3 tuổi, có thể cho trẻ chơi trò ghép hình với những hình đơn giản để bé tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu. Đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán.

Mẹ cũng có thể kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện để bé biết được tên của các khối hình cũng như màu sắc của chúng. Đối với các bé trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình ovan, hình bát giác…

2. Nặn đất sét, giấy bút vẽ, tô màu

Tác dụng: Bột nặn là một trò chơi mang lại cho trẻ đầy đam mê, tính sáng tạo và sự khám phá thế giới đầy màu sắc. Qua đó bé sẽ rèn luyện được đôi tay dẻo dai, tính kiên trì và trí tưởng tượng phòng phú. Với trò chơi vẽ, tô màu, bé không chỉ nhận biết màu sắc mà còn phát triển khả năng sáng tạo qua những nét vẽ nguệch ngoạc.

Gợi ý: Mẹ có thể mua đất sét nặn loại an toàn để bé có thể nặn những hình khối theo trí tưởng tượng, sở thích của mình. Các loại giấy vẽ, bút, màu tô để bé thoải mái vẽ hình, tô màu ý muốn của trẻ. Lưu ý, mẹ hoặc người thân nên chơi cùng, hướng dẫn đồng thời trông chừng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. Xe đồ chơi, thú đồ chơi

Tác dụng: Các trò chơi trên sẽ giúp trẻ phát triển vận động, giữ thăng bằng và phối hợp. Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này.


Cưỡi xe, thú đồ chơi sẽ giúp kỹ năng giữ thăng bằng của trẻ hoàn thiện dần. ​

Gợi ý: Với trẻ còn nhỏ, cho trẻ chơi với trò chơi mô hình như xe tải, xe ô tô, xe cứu hỏa, cảnh sát… để bé đẩy bằng tay, cho đồ vật lên để chở đi. Hoặc mua cho trẻ thú đồ chơi như con nai, hổ để trẻ ngồi cưỡi. Với trẻ cứng cáp, lớn hơn, có thể mua cho trẻ xe đạp 3 bánh, xe ô tô 3 bánh… để trẻ tập lái, đạp nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp tay-chân-mắt để tìm cách cho xe chạy, luồn lách qua các chướng ngại vật…

4. Trò chơi với bóng

Tác dụng: Các trò chơi với bóng không chỉ giúp bé vận động, tập thể dục mà sau mỗi lần chơi, bé sẽ ăn ngon và nhiều hơn, để bé cao lớn. Đồng thời, bé rèn khả năng kết hợp tay - chân - mắt rất hiệu quả.

​Gợi ý: Khi trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ có thể mua các quả bóng màu sắc để bé tập nhận diện màu, với tay lấy bóng. Trẻ lớn hơn, có thể chơi nhiều trò với bóng như ném, đá, chạy theo bóng… Khi bé đã chơi quen, bạn có thể vạch ra một cái gôn nho nhỏ và hướng dẫn bé đá bóng vào gôn.


Những trái bóng nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ biết phân biệt các màu. ​

5. Thú bông, búp bê

Tác dụng: Với trẻ em, thú bông, búp bê giống như những người bạn, em, giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Thông qua thú bông, các mẹ có thể dạy bé hành động nào là đúng, hành động nào là tốt, chưa đúng… 

Bên cạnh đó, bé còn được kích thích trí tưởng tượng, đóng vai hay bắt chước người lớn chăm sóc, yêu thương thú bông, búp bê, qua đó hướng đến tình yêu và trách nhiệm…

​Gợi ý: Mẹ có thể mua cho bé thú bông, búp bê phù hợp với sở thích của bé trai hay bé gái, chẳng hạn như chú gấu, chuột, heo, sư tử, búp bê barbe, công chúa… Mẹ có dạy bé nhiều vấn đề thông qua những câu nói với búp bê, thú bông như: “Bạn Thỏ biết cám ơn chị Mèo vì đã cho Thỏ chơi chung”, “Em Mickey biết cám ơn chị búp bê khi được cho bánh”. Hoặc mẹ có thể hỏi bé về màu sắc, hình dáng qua trang phục, màu tóc, mũ… của thú bông, búp bê.

6. Xuất hiện và biến mất

Tác dụng: Trò chơi nhằm kích thích trí thông minh của trẻ đồng thời giúp tăng cường sự kiên nhẫn của con. Phù hợp cho cả trẻ từ 8-9 tháng hoặc lớn hơn 

Gợi ý: Mẹ lựa chọn một số đồ vật mà con có thể biết như quả bóng, gấy bông, ly nhựa, muỗng, củ cà rốt… và cho vào giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật bạn muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ lại giỏ đồ chơi sau đó yêu cầu con tìm lại món đồ đó. Lưu ý, mẹ nên quan sát nếu con bắt đầu cảm thấy khó chịu phải đưa ngay đồ vật ra để con không bị ức chế hay cáu kỉnh. 

7. Tìm nắp hộp

Tác dụng: Chơi trò này thường xuyên sẽ giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng nhận biết được sự khác nhau, giống nhau giữa các đồ vật.

Gợi ý: Loại đồ chơi đặc biệt này mẹ không cần phải mua mà có thể tự làm lấy như lấy những hộp trà, hộp bánh có nắp đã sử dụng hết đem rửa sạch sẽ, phơi khô sau đó bỏ nắp của những hộp này không theo thứ tự nhất định nào để trẻ tự tìm lấy và lắp vào đúng chỗ. 

Yeutre.vn​