Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Ba mẹ nên làm gì khi bé có thói đua đòi?

“Mẹ, con muốn iPad, con muốn chiếc váy màu hồng giống bạn, với lại đôi giày nữa…”

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Ảnh minh họa

Con tôi hay đòi mẹ thứ này thứ kia khi thấy các bạn của nó có. Một hôm, tôi cùng con đi mua sắm, con bé thấy thứ gì cũng đòi mua “Con thấy các bạn có, con muốn”. Dù tôi giải thích là thứ đó không hợp với con, nói cho con biết mẹ không đủ khả năng mua món đồ đó vào lúc này, con bé khóc lên đòi bằng được. Lúc đầu, tôi chiều con vì ngại, nhưng sau đó, tôi nghĩ, nếu cứ đà này, tôi sẽ không bao giờ có thể đáp ứng hết đòi hỏi của con chỉ để… giống bạn.

Mặc kệ con khóc

Lúc đầu, tôi rất khó chịu khi con khóc lóc, đòi mẹ phải mua một món đồ nào đó giống… bạn của bé. Nhưng tôi làm lơ, cứ như không biết gì, sau khi đã nói với bé rằng mẹ không thể đáp ứng đòi hỏi của con. Kỳ lạ thật, khi bé khóc lóc đòi hỏi, nếu được mẹ năn nỉ thì bé sẽ khóc rất lâu. Thế mà hôm nay bé lại ngưng khóc chỉ sau vài phút mẹ bỏ mặc. Sau khi con ngừng khóc, tôi giải thích lại một lần nữa cho bé biết lý do vì sao không thể mua món đồ đó. Có đôi khi bé vẫn ra vẻ vô cùng thích sau khi đã được mẹ làm “công tác tư tưởng”…

Con tự mua nhé!

“Con làm gì có tiền”, con bé dấm dẳng khi nghe mẹ đề nghị. “Con muốn có tiền không, để mua món đồ con thích?”. “Làm sao con có được tiền?”. “Mẹ sẽ cho con”. Mắt con bé sáng lên. Tôi đề nghị con, cứ mỗi lần ngoan ngoãn, phụ giúp mẹ công việc nhà như dọn bàn sau khi ăn, xếp lại kệ giày… thì con sẽ được thưởng một ít tiền, và con hãy để dành số tiền đó cho đến khi đủ mua món đồ, mẹ sẽ đưa con đi mua. Con bé vô cùng hào hứng, con bé ngoan hẳn lên, lúp xúp chạy đi phụ mẹ việc này việc kia, mà quên luôn cả việc đang đòi một món đồ. Thỉnh thoảng, tôi mua cho bé vài món trước đó bé muốn và nằm trong khả năng của mình. Bé rất vui, vì nghe mẹ nói đây là món được mua từ tiền tiết kiệm của con, có được từ những lần con phụ giúp mẹ. Từ đó, con tôi ít đòi hỏi hẳn, mà lại còn ngoan nữa. “Con yêu, hôm nay con thích mua gì?”, một hôm tôi đề nghị con khi đi mua sắm. Con bé nói “Con sẽ không đòi đâu mẹ ơi, các bạn có kệ các bạn”.

Xử trí với bé hay… đua đòi

– Hãy làm lơ khi bé khóc lóc đòi hỏi. Sau khi bé đã bình tĩnh, có thể giải thích cho bé hiểu lý do vì sao mẹ không đáp ứng đòi hỏi của con.

– Hãy đề nghị con tự mua bằng cách giúp mẹ một số việc, và sau mỗi lần ngoan, bé sẽ được thưởng một ít tiền. Bé có thể để dành để mua món đồ mình thích. Nhưng phải giải thích cho bé rằng mẹ thưởng vì muốn bé vui và giúp mẹ cũng là bổn phận của bé, đừng để bé nghĩ rằng đã giúp ai thì phải được trả công.

Theo Kienthucgiadinh

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Bài học cho cuộc sống mẹ dạy con gái

Mẹ dạy con gái những bài học về cuộc sống

Nuôi dạy con gái có rất nhiều niềm vui nhưng cũng không ít thử thách. Mẹ đạ dạy con gái những bài học cuộc sống dưới đây hay chưa?

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ

Khi bé con đang học cấp 1 của mẹ có chuyện buồn, mẹ nên làm gì? Một số mẹ sẽ có phản ứng: “Ôi dào, chuyện con nít” trong khi các mẹ khác tỏ ra nghiêm trọng hóa vấn đề? Xem nhẹ cảm xúc của con trẻ là cách nhanh nhất đẩy chúng rời xa bạn. Tuy nhiên, nếu làm quá lên cũng không phải cách hay. Điều trẻ cần lúc này là sự cảm thông và chỉ dẫn đúng đắn. Tỏ ra đồng cảm với những gì con đang cảm nhận nhưng đồng thời cũng động viên trẻ rằng mọi chuyện không tệ như bé nghĩ và rồi đâu sẽ lại vào đó. Dám đối diện với những khó khăn nhưng vẫn lạc quan về tương lai là bài học cuộc sống quý giá sẽ giúp con gái bạn vượt qua những vấp váp sau này.

Anh chị em và bạn bè là tài sản vô giá

Một ngày nào đó, bố mẹ sẽ không còn bên cạnh con, lúc đó, anh chị em và bạn bè có thể chính là một gia đình khác của con. Dạy con rằng dù con nhỏ hay lớn, độc thân hay đã lập gia đình, con cũng đừng bỏ quên những người bạn thân thiết và anh chị em ruột của mình. Sẽ có rất nhiều giai đoạn trong cuộc đời mà người phụ nữ cần sự giúp đỡ của bạn bè và người thân. Và cách hiệu quả nhất để con hiểu được điều này chính là bạn cần làm gương cho trẻ. Bạn có thường xuyên gọi điện và đến nhà thăm hỏi các anh chị em và bạn bè của mình hay không?


Dạy con gái dường như có thật nhiều thử thách

Làm điều con thích, rồi con sẽ thành công

Người mẹ nào lại chẳng muốn con gái mình lớn lên có một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và hiếm khi phải muộn phiền, lo lắng. Tuy nhiên, là phụ nữ, các bà mẹ đều hiểu rằng không có sự thành công nào đến mà không cần lao động nghiêm túc. Và mỗi người đều có những sở trường cùng năng lực khác nhau. Nhiệm vụ của mẹ là động viên con mơ ước, vạch ra cho con những thuận lợi và khó khăn cũng như những gì con cần cố gắng. Có thể con sẽ không đạt được điều con muốn nhưng hành trình chinh phục ước mơ sẽ khiến con trưởng thành và cứng cáp hơn hẳn.

Tự lập nhưng đừng thờ ơ với người cho con dựa vào

Không có gì là sai khi con gái bạn muốn có cuộc sống tự lập với ngôi nhà của riêng mình, công việc để con thể hiện năng lực bản thân và những chuyến du lịch nước ngoài cho con được tận hưởng cuộc sống. Và cũng thật dễ hiểu nếu con muốn cuộc sống ổn định với một người chồng và những đứa con. Điều quan trọng mẹ cần giúp con gái hiểu, đó là khi tìm kiếm một người đồng hành suốt đời, người mà con có thể dựa vào những khi khó khăn, không giống như tìm một chiếc nạng để đỡ con đứng thẳng vì con không phải người tàn tật mà là người sẽ đi cùng con qua những tháng ngày bình thường nhất cũng như những sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời.

Luôn có thể bắt đầu lại

Bi kịch của nhiều phụ nữ bắt đầu từ những chỗ “bị mắc kẹt” nhưng không dám bứt ra. Có thể trong tương lai, con gái bạn sẽ nhận ra ngành nghề con học không thực sự phù hợp hoặc người bạn trai mà con quen không đối xử tốt với con. Hãy động viên con đừng để bản thân trì trệ vì những điều đó. Con học tài chính nhưng lại thích làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận ư? Đừng quên rằng các tổ chức đó cũng cần vị trí kế toán hoặc quản lý tài chính. Con quen bạn trai đã lâu năm nhưng khi dự định kết hôn thì biết được anh ta phản bội và con không thể nào tha thứ? Đừng để con chôn vùi mấy mươi năm cuộc đời vì tiếc nuối mười mấy năm yêu đương. Tất cả những điều này đều cần được dạy cho con từ trước khi chúng xảy ra, mẹ nhé.

Con được yêu thương vô điều kiện và mãi mãi

Mẹ có sẵn sàng làm hậu phương vững chắc cho con gái bất kể điều gì xảy ra sau này? Đây thật sự là điều mà mọi đứa con đều cần nhưng các cô con gái sẽ càng cần hơn. Cuộc sống của một người phụ nữ trưởng thành thường có nhiều áp lực, nào là chuyện công việc, tuổi tác, chồng con… Cho con tình yêu thương vô điều kiện để con biết rằng con luôn có ít nhất một nơi để về và không có gì là “đường cùng” cả. Khi có gia đình là chỗ dựa, mọi sóng gió cuộc đời sẽ không còn quá đáng sợ nữa.

Một đôi tai sẵn sàng lắng nghe, một bờ vai để dựa vào khi muốn khóc, một đôi mắt nhìn đời lạc quan nhưng thực tế và vòng tay luôn rộng mở để ôm con vào lòng là tất cả những gì một cô con gái cần ở mẹ của mình để vững vàng trong cuộc sống. Mẹ đã sẵn sàng để cho con những điều này?

MarryBaby

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Phương pháp dạy con của người Nhật

Phương pháp dạy con của người Nhật Bản có nhiều điểm khá phù hợp với văn hóa phương Đông của người Việt, giúp trẻ phát triển toàn diện năng lực và nhân cách.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Người Nhật rất kiên nhẫn, tỉ mẫn và rất xem trọng dạy dỗ con. Người phụ nữ Nhật bản sau khi lập gia đình thường nghỉ việc ở nhà để dành toàn tâm, toàn ý chăm sóc, dạy dỗ con. Phương pháp dạy con của người Nhật hướng tới sự thống nhất và hài hòa giữa cá nhân và xã hội.


Trẻ em Nhật Bản được dạy từ bé về sự công bằng và tính tự lập thông qua nhiều hoạt động, công việc mà bé được bố mẹ dạy và tự làm từ khi còn nhỏ. Mọi học sinh ở đất nước mặt trời mọc đều tự đi bộ hoặc xe bus chung của trường để đi học. Không hề có việc cha mẹ đưa đón con em mình đến trường bằng xe riêng.

Người Nhật giáo dục trẻ em trở thành một người tốt, một công dân tốt trước khi dạy cho trẻ em kiến thức của việc học tập. Trẻ em ở Nhật được dạy tránh làm tổn thương người khác, dẫn đến việc nghĩ xấu về người khác, nhấn mạnh đến sự lắng nghe và hiểu biết dành cho người giao tiếp; đồng thời cũng khẳng định cá nhân có thể khẳng định được giá trị của mình qua sự yêu thương từ cộng đồng.


Khả năng điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh để bảo vệ lợi ích của tập thể, giúp cho một nhân cách biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên cái tôi cá nhân cũng được coi trọng. Bản thân mỗi người sẽ được nhìn nhận qua cách sống và biểu hiện của mình. Người Nhật cũng đề cao chuẩn mực, lòng biết ơn, ý nghĩa của sự tôn trọng và vinh danh.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Những thói quen tốt ba mẹ nên rèn luyện cho trẻ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy rèn cho trẻ những thói quen tốt để góp phần định hình tính cách và nhịp sinh học trong cơ thể bé. Dưới đây là 10 thói quen cha mẹ nên rèn cho bé ngay từ nhỏ.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

1. Vệ sinh răng miệng

Sức khỏe răng miệng là chìa khóa cho sức khỏe của một đứa trẻ. Vì vậy, chúng ta cần dạy cho chúng biết vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách. Điều này bao gồm việc đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, tránh đồ ăn ngọt và đi kiểm tra, chăm sóc răng miệng hai lần trong một năm. Bạn không nên chỉ đưa con vào phòng tắm và hướng dẫn bằng lời, hãy giám sát và giúp đỡ cho trẻ đến khi chúng có thể tự đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách thành thạo.


2. Tập thể dục

Hãy khuyến khích trẻ tập thể dục ngay từ bé. Trước đây trẻ con được chơi ở ngoài trời nhiều hơn chơi trong nhà. Nhưng điều này không còn đúng nữa vì ngày nay là thời đại phát triển của truyền hình, trò chơi video và máy tính, chúng khiến con bạn dành thời gian chơi ở trong nhà nhiều hơn. Vì vậy, những lợi ích của việc tập thể dục là một trong các điều quan trọng mà bạn cần dạy cho trẻ biết. Điều tốt nhất để dạy cho trẻ điều này chính là bạn trở thành một trong những bằng chứng hùng hồn và cụ thể nhất.

3. Đọc sách

Kỹ năng đọc sách là một trong những kỷ năng rất quan trọng cho sự tiến bộ của trẻ ở trường học sau này. Đối với trẻ con, ít nhất là đến lớp 3, bạn nên tập cho trẻ thói quen đọc sách khoảng 20 phút một ngày, không quan trọng là phải đọc những gì, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đọc mà thôi. Bạn sẽ nhận thấy khả năng nhìn mặt chữ của trẻ tiến bộ rõ rệt; đồng thời, khi kỹ năng đọc được cải thiện thì trẻ sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng khác nữa.

4. Thói quen ăn uống

Ngày nay, vấn đề cân nặng của trẻ liên quan rất nhiều đến sức khỏe của chúng, cũng giống như tình trạng của người lớn vậy. Dạy trẻ có được cơ thể khỏe mạnh từ thói quen ăn uống thông qua kim tự tháp thực phẩm, từ đó trẻ sẽ có thói quen ăn uống khỏe mạnh khi trưởng thành.


5. Không được uống thuốc khi khi không có sự hướng dẫn của người lớn

Điều này là rất cần thiết, bởi vì khi các bé vô tình uống nhầm hay quá liều quy định thì sẽ bị ngộ độc và có những biến chứng không tốt, chính vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn cho bé điều này để tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra.

6. Không được ăn quá nhiều kem

Kem là món ăn mà các bé rất thích nhưng bé không được ăn quá nhiều kem vì nó sẽ khiến niêm mạc dạ dày và huyết quản của bé thu lại làm giảm dịch vị từ đó làm giảm ham muốn ăn uống, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hư men răng của bé. Bố mẹ không nên chiều con mà hãy tập cho bé thói quen ăn kem với một liều lượng vừa phải, có chừng mực nhé.

7. Giữ gìn vệ sinh chân, tay

Hãy tập cho bé thói que rửa tay trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, sau khi đi vệ sinh hoặc chơi đồ chơi, đồng thời nên dạy bé biết rửa tay đúng cách nữa nhé.

8. Không được uống nước đá sau khi vận động mạnh

Sau khi vui chơi vì nóng và mệt, bé thấy khát và thường mở tủ lạnh uống ngay một ly nước mát, nhưng bạn tuyệt đối không được cho bé làm như vậy vì: sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể bé tăng cao, bé uống nhiều nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây ra bệnh về dạ dày và các bệnh về tim, phổi,… tốt nhất bạn nên cho bé uống nước ấm khoảng 37oc hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất và hãy nhắc nhở để trẻ làm theo.


9. Dạy bé “tè” đúng giờ

Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, bạn cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.

10. Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ. Vì thế hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, và gọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.

Theo Phunutoday

Lạ lùng với phương pháp giáo dục "Nói Có với trẻ"

Ăn sáng bằng kem, chơi điện tử thay vì đi ngủ… chưa bao giờ bà mẹ trẻ này từ chối con mình.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Một buổi sáng thức giấc, cậu con trai mới 3 tuổi của chị Bea Marshall đột nhiên thấy có hứng ăn sáng bằng… kem lạnh. Hầu hết các bà mẹ đều đã gặp phải tình cảnh này một lần. Chúng ta sẽ từ chối, mắng con và ngay lập tức chuẩn bị cho bé một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng với bánh mì và sữa hay bún, phở hoặc cháo. Vậy nhưng chị Bea không làm như vậy. Bà mẹ trẻ, một nhà văn, một diễn giả và đồng thời cũng là một “huấn luyện viên” giáo dục đã lấy một thìa kem đầy, cho vào bát và đưa con ăn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hôm sau, con trai chị lại đòi ăn kem, và chị lại đồng ý. Hôm sau, hôm sau nữa, nhiều ngày sau nữa cậu bé 3 tuổi cũng vẫn ăn kem buổi sáng.

Nhiều người sẽ thốt lên “Làm mẹ kiểu gì thế” và lo lắng bà mẹ trẻ này sẽ làm hư con? Không hề. Bea là một người mẹ theo đang theo đuổi phương pháp giáo dục con mang tên “Nói CÓ với trẻ”, một cách dạy đầy hiện đại hướng đến mục tiêu đáp ứng bất cứ yêu cầu gì của trẻ nhỏ.


Nói CÓ với tất cả những gì các con muốn để con học cách tự quyết định

Nói CÓ với con nghĩa là bà mẹ trẻ 36 tuổi này cho phép hai đứa con Peep (9 tuổi) và Jos (8 tuổi) của mình được thoải mái tự chọn giờ đi ngủ. Nếu bọn trẻ thích chơi điện tử hơn ngồi vào bàn ăn tối, thích cầm bút sáp vẽ lên tường hơn lên giấy, thích xem tivi hơn làm bài tập về nhà, thích ăn kẹo trước khi đi ngủ….chúng đều được “toại nguyện”.

“Tôi nói CÓ với rất cả những gì các con tôi muốn. Tôi khuyến khích các con tự đưa ra quyết định của mình”, Bea Marshall cho biết.

Cho phép con làm tất cả mọi thứ bọn trẻ muốn hẳn sẽ khiến ngôi nhà biến thành một “bãi chiến trường” vả lũ trẻ sẽ thành những “tên giặc” không có quy củ và luật lệ? Vậy nhưng khi đến thăm nhà của Bea vào một buổi sáng thường nhật, tất cả những gì người ta thấy, đó là hai đứa trẻ đang nghiêm túc ngồi ăn sáng, Jos ăn cháo và Peep ăn bánh mì, không hề có kem như những gì ta tưởng tượng. Thậm chí, không khí trong ngôi nhà cũng vô cùng thanh bình, không hề có tiếng la hét quậy phá như những gì một đứa trẻ 8,9 tuổi đáng lẽ ra phải làm: thay vì ngồi dán mắt vào màn hình tivi, Peep và Jos đang rất say mê chuẩn bị bài tập cho một cuộc thi ở trường.

Tại sao?

Một nghiên cứu ước tính rằng trung bình, một đứa trẻ phải nghe ít nhất 148.000 lần từ “Không” trong suốt thời niên thiếu. Và vì đã từng trải qua, chị Bea cho rằng đấy là cách giáo dục sai lầm. Trở lại với câu chuyện ăn kem buổi sáng và cả chuyện chơi điện tử thâu đêm. Peep và Jos thực sự đã làm thế hàng tháng trời. Cũng có những khi chị Bea cảm thấy mình đã sai lầm. Vậy nhưng bà mẹ trẻ vẫn quyết định tin tưởng vào con và thật đáng ngạc nhiên, một buổi sáng đẹp trời sau 2 tháng liên tiếp, hai đứa trẻ đã quyết định không ăn kem nữa, cũng không chơi điện tử nữa. Peep và Jos trở nên có thái độ rất tốt với thực phẩm và biết lựa chọn những loại thực phẩm đúng đắn, khỏe mạnh để ăn. Hai đứa trẻ cũng hiếm khi thèm chơi điện tử nữa vì chúng đã thoát khỏi cảm giác tò mò vì bị cấm đoán.


Trẻ con đang chịu áp lực để phải là một-đứa-trẻ-ngoan

Bea lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Cheltenham – một gia đình có kỷ luật rất nghiêm khắc khi “Không có nghĩa là KHÔNG”. Bố của chị Bea là một quan chức thị trấn và mẹ là một giáo viên. Chính thời thơ ấu được chri bảo dưới sự nghiêm khắc quá mức của bố mẹ đã khiến chị muốn trao toàn quyền quyết định cho con mình.

“Khi mới sinh Peep, tôi muốn cho con ăn theo nhu cầu nhưng mọi người ai cũng thuyết phục tôi cần cho con ăn 4 tiếng một lần. Và thằng bé rất hay quấy khóc. Chính vi vậy, khi con được 8 tuần, tôi đã quyết định mình phải nghe theo con và tin con. Nếu con đói, tôi sẽ cho con ăn. 19 tháng sau, như mọi đứa trẻ khác, Peep cũng trở nên vô cùng nghịch ngợm và hay phá phách. Mọi người xung quanh tôi ai cũng cố phạt con, bắt con phải xin lỗi. Tôi cũng đã thử nhưng nó không hề có tác dụng. Tôi không thấy con mình hư mà thấy con mình đang phải chịu sức ép rất lớn từ xã hội để trở thành một-đứa-trẻ-ngoan. Và tôi không thích điều đó”, Bea Marshall cho biết.
Chị Bea đã từng bị rất nhiều bà mẹ phản đối vì cho rằng cô đang làm hư con. “Vậy nếu bọn trẻ đòi uống rượu, lái xe, hay đòi mua một con cá sấu. Chẳng nhẽ chị cũng đáp ứng chúng?” là những chất vấn của rất nhiều người. Tuy nhiên, chị Bea cho biết, giái pháp của bà mẹ trẻ đó là bảo với con rằng cả nhà sẽ đến sở thú để xem cá sấu. “Tôi tin rằng bọn trẻ sẽ sớm hiểu ra việc mua một con cá sấu là không thể. Các con cũng sẽ tự ý thức được rằng lái xe khi trước 17 tuổi là vi phạm pháp luật và uống rượu thì rất cay. Tôi tin vào các con và muốn bọn trẻ coi mình như một người bạn”, Bea Marshall kết luận.

Cách dạy con của bà mẹ trẻ người Anh Bea Marshall thật khiến người ta phải “ngả mũ bái phục”.

theo: mecon

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bí quyết dạy trẻ tiêu tiền cha mẹ cần biết

Tỷ phú Warren Buffett cho rằng, dạy trẻ làm quen và quản lý tài chính từ sớm là viên gạch nền cho sự thành công khi trưởng thành của chúng.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Tỷ phú Warren Buffett, cổ đông lớn nhất, kiêm Chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway cho rằng, nếu muốn dạy con về tài chính, bản thân cha mẹ cũng phải cố gắng rất nhiều trong việc học hỏi và đồng hành cùng con. Và chính việc dạy trẻ sớm làm quen và quản lý tiền bạc là những viên gạch nền cho sự thành công khi trưởng thành của chúng.

Bắt đầu từ việc cho con được lựa chọn khi đi mua hàng cùng gia đình

Đơn giả là nói với trẻ về số tiền sẽ chi trong một chuyến mua hàng (ví dụ, 1 triệu) và cho trẻ quyền chọn lựa các món đồ sao cho không vượt quá ‘định mức’. Qua cách này, trẻ sẽ dần học được cách ‘cân đối’ các khoản chi và tính toán hợp lý cho những nhu cầu cần thiết của mình, của gia đình…


Dạy trẻ làm quen và quản lý tài chính từ sớm là viên gạch nền cho sự thành công khi trưởng thành của chúng.

(Ảnh minh họa).

Tăng tiền tiêu vặt nếu trẻ làm được việc tốt

Việc tốt ở đây không có nghĩa là phải giúp đỡ ai đó. Chỉ là mẹ nên cho con tiền tiêu vặt và khuyến khích tăng thu nhập bằng cách làm việc vặt trong nhà. Ví dụ: Hàng tháng mẹ sẽ cho con 50 nghìn tiền tiêu vặt và nếu con muốn có thêm tiền vào khoản tiền đó thì phải hoàn thành một trong số cách công việc mẹ đưa ra như: rửa bát, quét nhà, trông em…

Lưu ý: Mỗi công việc đều cần có mô tả rõ ràng những điều phải làm và kết quả cần đạt được, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc đó. giúp đỡ con có thói quen lao động và kỹ năng làm việc qua việc ghi chép hàng tuần hàng tháng.

Mở ‘ngân hàng lợn đất’

Khi bắt đầu dạy trẻ về tiền, đừng quên thiết lập một nguyên tắc cơ bản. Ví dụ: Với mỗi 10 nghìn kiếm được (có thể là được bố mẹ, ông bà, cô dì, chú bác cho hoặc tiết kiệm từ tiền ăn sáng)… con cần bỏ ra ít nhất 1-3 nghìn bỏ vào lợn đất. Hãy cùng con mở 2-3 ‘ngân hàng lợn đất’ và đặt tên cụ thể. Như lợn đất màu xanh là tiền tiết kiệm mua đồ chơi, lợn đất màu vàng là tiền tiết kiệm mua quần áo… Khi làm việc này, hãy giải thích với con rằng tiết kiệm là việc cố gắng để làm một điều gì đó có ý nghĩa, đồng thời, qua đây con cũng học được cách quản lý ‘tài sản’ của chính mình.

Đồ cũ = Tiền mới

Khi con bạn lớn có những quần áo cũ, hoặc đồ chơi yêu thích ngày bé không còn được sử dụng nữa, hãy lên kế hoạch cùng bé bán lại những đồ cũ này. Hãy để trẻ hiểu được những đồ cũ có thể tận dụng được và bán chúng để lấy tiền tiết kiệm cũng là một cách thông minh để dạy con về tiền.

theo: camnanggiadinh

Cùng tham khảo bí quyết nuôi dạy con của người Nhật

Từ lâu, nhiều người đã biết đến những phương pháp dạy con hết sức thông minh và khoa học của người Nhật. Dưới đây là những bí quyết dạy con của các mẹ Nhật, các mẹ Việt cùng tham khảo nhé!

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

1. Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác các bà mẹ Nhật thường dạy con qua kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.

Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến…


2. Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật

4. Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường.

Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.


5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc dạy con luyện trí nhớ. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường.

Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.


9. Yêu thương và gần gũi

Ở Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được “khoán” cho người mẹ. Bí quyết đầu tiên của những bà mẹ Nhật khi nuôi dạy con mình thành công đó là thiết lập một sợi dây thân tình với con, dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi. Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con.

Ngôi nhà được xem như tổ ấm, nơi những đứa con có thể được nới nhẹ những áp lực về cử xử, kỷ luật khi ở ngoài xã hội. Cũng chính bằng sự liên hệ mật thiết, những bà mẹ Nhật kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách xử sự ngoài xã hội, thông qua thuyết phục, đề nghị và khuyến khích, chứ không bằng cách la mắng hay đánh phạt.

Sự yêu thương của người mẹ còn thể hiện qua cách họ chăm sóc con mình từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như khi cho con ăn dặm, mẹ luôn tự tay tìm kiếm nguyên liệu, chế biến thức ăn và kiên trì tập cho con ăn. Hay như việc chọn tã, người mẹ luôn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất vì họ quan niệm, sự thoải mái và giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ.

10. Dạy con không là gánh nặng cho người khác

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, phải tự lập để không là gánh nặng cho người khác. Trẻ phải tự xách đồ đạc cá nhân của mình cho dù có rất nhiều túi xách đựng các loại vật dụng, quần áo để thay. Từ khi mới biết đi, trẻ đã có thể tập rửa rau và đổ rác.

Điều đó thể hiện cha mẹ lẫn thầy cô ở trường đều đặt lòng tin ở trẻ, là trẻ có thể làm được, có trách nhiệm và có thể giữ gìn đồ đạc. Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu tự mặc quần áo, ăn uống, đi toilet, đánh răng.

Đến 3-4 tuổi, trẻ ngủ một mình, tự lập khi đi học và có thể tự sang nhà bạn chơi. Ngoài ra, trẻ còn có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn đồ chơi và quần áo.

Đến 5 tuổi, trẻ có thể trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết hành xử tốt với bạn (như cho bạn mượn đồ chơi). Trẻ bắt đầu có bài tập là viết lại 5 điều con đã làm để giúp đỡ gia đình. Việc đó có thể bao gồm cả chuẩn bị hộp cơm trưa cho cha mẹ (cắt được cả rau củ như khoai tây, cà rốt), giúp nhau phân phát hộp cơm, cầm chổi quét phòng sau khi ăn.

theo: phunutoday

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Kĩ năng làm cha mẹ

Để dạy con ngoan, trước tiên cha mẹ cần có phương pháp đúng. Giữ bình tĩnh, biết lắng nghe, đưa ra yêu cầu dễ hiểu… là những gợi ý khi giáo dục con.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Luôn lắng nghe

Nhiều cha mẹ bỏ qua kỹ năng lắng nghe, vì thế, họ dễ nổi giận khi các bé mắc lỗi. Hậu quả, bé thường không nghe lời, trong khi phụ huynh luôn bị stress.

Giữ bình tĩnh

Điều này nghe thì dễ nhưng làm được lại khá khó. Hãy giả sử như bạn là cô giáo, huấn luyện viên… – những người luôn cần kiên trì, nhẫn nại để dạy bé quy tắc mới. Hạn chế la hét, bạn có thể dùng hình phạt để cho bé sợ. Nên nhớ, bạn cần luôn bình tĩnh và kiên định với hình phạt dành cho con.

Động viên ngay khi bé làm đúng

Bạn không nên coi hành vi tốt ở bé là lẽ đương nhiên. Cần quan sát thường xuyên và ngay khi bé biết lắng nghe, có thái độ lịch thiệp, biết giúp đỡ người khác… bạn hãy khen ngợi con. Các bé sẽ có phản ứng tốt hơn khi được cha mẹ dạy phân biệt giữa hành vi tốt – hành vi xấu.

Lời nói cụ thể

Cần nói cho bé biết hành vi nào bạn mong chờ ở con, hành vi nào thì không; chẳng hạn: “Con nhặt miếng xếp hình lên và đặt nó vào hộp nhựa” thay vì nói: “Con nhặt nó lên”.

Nói trực tiếp

Những yêu cầu trực tiếp bao giờ cũng khiến bé dễ tiếp thu. Tránh đưa ra đề nghị dạng câu hỏi, nhất là khi nó không đi kèm với sự lựa chọn; ví dụ, tránh nói: “Con nhặt đồ chơi lên được không?” (bé có thể trả lời: “Không”) trong khi ý của bạn là: “Con hãy nhặt đồ chơi lên”.




Tránh nhiều yêu cầu một lúc

Không ít cha mẹ thắc mắc: “Tại sao tôi luôn phải nhắc đi nhắc lại yêu cầu cho con?”. Câu trả lời có thể là: “Tại phụ huynh luôn la hét, đưa ra quá nhiều yêu cầu trong một lần”. Do đó, nếu phải đề nghị bé làm việc gì, hãy nói cụ thể từng phần việc một. Điều quan trọng là bé phải hiểu những gì bạn nói. Khi nói, cũng cần tập trung vào bé, có thể đặt điện thoại xuống, tạm ngưng công việc bạn đang làm và đưa yêu cầu nghiêm túc với con.

Tránh giao tiếp với khoảng cách xa

Nếu bạn thích hét lên khi thấy bé chạy ngang qua phòng, rồi kết luận bé hư, không chịu nghe lời thì lỗi phần nhiều là ở bạn. Bé có thể nghe thấy tiếng của bạn nhưng lại không hiểu bạn muốn gì. Cách tốt nhất để bé nghe lời là đứng trước mặt bé, nhìn trực diện và đặt yêu cầu. Nếu cần, hãy để bé nhắc lại lời của bạn. Với cách này, có thể đảm bảo rằng, yêu cầu nào của bạn cũng tới được với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mệnh lệnh rõ ràng.

Phản ứng ngay với hành vi của bé

Hãy phê bình ngay khi bé có hành vi chưa ngoan, cổ vũ khi bé có hành vi tiến bộ. Bởi vì, trí nhớ của bé chưa được tốt nên nếu để lâu mới can thiệp thì hiệu quả càng thấp. Có khi, bé còn không biết cha mẹ đang nói về chuyện gì. Phản ứng ngay lập tức giúp bé hiểu lời nói của bạn và nhanh tiến bộ.

Quát mắng ngắn

Dù những hành vi xấu ở bé còn tái diễn, bạn cũng nên tránh mắng đơn giản. Nên dùng câu ngắn như: “Mẹ buồn vì con…”, “Mẹ giận vì con…”, “Mẹ không vui khi thấy con…”. Sau đó là tăng hình phạt. Đừng tham quát nạt con vì quát nạt nhiều không làm thay đổi hành vi, nhất là với các bé.

Làm gương thay vì chỉ nói suông

Làm gương là cách dạy bé hiệu quả nhất. Cần nhắc bản thân luôn cố gắng gương mẫu để bé học theo, cả trong lời nói và hành động.

Chia nhỏ vấn đề

Mặc dù có rất nhiều tật xấu ở bé bạn muốn thay đổi nhưng để thành công, bạn cần đặt mục tiêu giúp bé sửa 1-2 hành vi trước. Sau đó sẽ là làn lượt những hành vi chưa ngoan khác.

Nguyên tắc: “Phải hoàn thành… trước khi…”

Có thể để bé phải hoàn thành một việc cụ thể trước khi tham gia hoạt động yêu thích; chẳng hạn: “Phải nhặt đồ chơi mới được xem tivi”, “Phải giúp mẹ lau nhà mới được đi công viên”… Nhưng không được đồng ý khi bé thỏa thuận: “Con hứa sẽ nhặt đồ chơi khi đi siêu thị về”.

Cùng trợ giúp bé

Những yêu cầu đơn giản bạn dành cho bé luôn hiệu quả nhanh khi bạn giúp đỡ bé. Thử cùng bé dọn đồ chơi, mặc quần áo, đánh răng… Nhưng giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc cho bé.

Cách ly bé tạm thời

Nếu bé liên tục chống đối, bạn có thể đặt bé ở một nơi an toàn trong nhà cho đến khi bé bình tĩnh lại. Trong thời gian đó, bạn có thể suy nghĩ về cách ứng phó với bé. Vài phút sau, bạn sẽ gặp gỡ lại bé và cùng thảo luận về vấn đề vừa qua.

theo: afamily

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Lắng nghe chuyên gia Nhật khuyên bố mẹ cách chọn đồ chơi

Nhà giáo dục Nhật khuyên bố mẹ cách chọn đồ chơi cho con

Đừng mua cho con đồ chơi đắt tiền, bật nút là biết nói và bay nhảy hay ô tô điều khiển, đó là một trong những lời khuyên của nhà giáo dục hàng đầu Nhật Bản về lựa chọn đồ chơi giúp con thông minh, sáng tạo.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc


Có một số điều bố mẹ cần lưu ý khi chọn đồ chơi cho con. Ảnh minh họa: Internet.

Mua cho con những đồ chơi sành điệu để không thua bạn kém bè, bắt con sách chỉ dùng để đọc, không được vẽ bậy vào, bắt con phải chơi đồ chơi đúng cách… đều là những sai lầm của bố mẹ khi mua đồ chơi cho con. Dưới đây là những quy tắc nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru khuyên bố mẹ khi chọn đồ chơi và chơi với con.

Đừng mua cho con đồ chơi hoàn hảo đắt tiền

Bạn từng bỏ ra một số tiền lớn để mua cho con những em búp bê hoàn hảo, chiếc ô tô vài ba triệu cho con? Lúc đầu, các con nhãy cẩng lên vui sướng nhưng chỉ sau vài ngày món đồ chơi “đắt xắt ra miếng” đó bị bỏ xó. Đó có thể là sự thật cay đắng mà bố mẹ nào cũng từng một lần trải qua.

Nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru cho rằng với trẻ mới sinh hay trẻ mẫu giáo, những món đồ chơi như vậy chỉ để ngắm, bấm nút để chạy qua chạy lại, chẳng có gì thú vị. Bố mẹ có thể mua một chiếc tàu khỏ điều khiển tự động đắt tiền, nhưng điều khiến trẻ con mê mẩn lại là tháo tung đường ray và lắp ghép lại theo ý mình.

Vấn đề ở đây là ở suy nghĩ của người lớn về đồ chơi. Chúng ta cho rằng đồ chơi thì phải thế này, thế nọ, nhưng với trẻ con, những đồ vật càng gần gũi với cuộc sống càng khiến trẻ say mê, thỏa mãn tính sáng tạo vốn có trong trẻ. Trong tâm hồn trẻ thơ, những thứ nhìn thấy, những thứ có thể chạm vào, đều là trò chơi. Món đồ chơi dù đắt tiền đến mấy nhưng không khơi gợi sự tò mò, sáng tạo, cũng là món đồ không có gì hấp dẫn với trẻ

Đồ chơi không cần sử dụng đúng mục đích

Với người lớn, sách là để đọc, để xem, còn bộ xếp hình đương nhiên là để xếp những tòa nhà, máy bay. Nhưng với trẻ em, vai trò của những thứ này không dừng lại đó. Một cuốn sách có thể trở thành đường hầm cho ô tô qua lại, cuốn vở cho trẻ vẽ tranh, thậm chí bị xé ra để gấp con vật. Nếu người lớn quy định cứng nhắc là sách chỉ để đọc thì đừng mua sách cho trẻ còn tốt hơn, bởi như vậy chỉ đem lại hậu quả tồi tệ cho trẻ mà thôi. Một lúc nào đó khi lớn lên, trẻ sẽ nhận ra sách dùng để xem, để đọc là cách chơi thú vị nhất.

Thay vì uốn nắn trẻ chơi cho “đúng cách” như hầu hết bố mẹ thường làm, chúng ta cần để trẻ chơi theo cách của riêng mình, chơi cách này hay cách kia đều là chơi cả, miễn là trẻ cảm thấy thích thú. Sự gò bó cứng nhắc của người lớn chỉ làm thui chột tính sáng tạo, thậm chí mất hứng thú chơi.

Hãy mua đồ chơi giúp trẻ cảm nhận “niềm hân hoan khi đạt mục tiêu”

Nếu mua những đồ chơi đã lắp ráp sẵn hoàn hảo, trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận được niềm hân hoan khi đạt mục tiêu, điều mà nền giáo dục đang thiếu, theo nhận định của Ibuka Masaru. Những thành quả khi đạt được sau khi đổ mồ hôi công sức bao giờ cũng làm người ta sung sướng, hân hoan hơn làm một việc biết trước kết quả. Những bộ đồ chơi bắt buộc trẻ em phải mày mò, dành công sức tỉ mỉ để thực hiện có thể là lựa chọn thông minh cho bố mẹ.

Đất nặn, đồ gấp giấy và cắt giấy là những trò chơi mộc mạc mà nuôi dưỡng trí sáng tạo cho trẻ, vượt xa những đồ chơi mới nhất trên thị trường. Những đồ chơi này đều có đặc điểm chung là nếu để nguyên như vậy chúng chẳng có hình thù gì đặc sắc, nhưng với sự công phu sáng tạo của trẻ sẽ có nhiều đồ vật độc đáo, ngộ nghĩnh. Những trò chơi như thế này mới kích thích sự phát triển tư duy tột bậc của trẻ, khi bộ não của chúng đang trong tiến trình hoàn thiện từng ngày.

theo: camnanggiadinh


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Kỉ luật con cũng cần phải có "nghệ thuật"

Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Trẻ con khó tránh khỏi việc phạm lỗi, đặc biệt là những bé ở khoảng 2 tuổi, đây là thời kỳ chống đối đầu tiên trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ cần biết cách thưởng phạt hợp lý thì trẻ mới nghe lời và phát triển tốt.

Trẻ con nghịch ngợm thường khiến cho bạn rất tức giận, tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyến cáo rằng cách trừng phạt bằng việc đánh mắng chỉ làm tổn thương tâm lý của trẻ. Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.

1. Trước khi trẻ phạm lỗi, hãy đưa ra lời nhắc nhở 

Khi giáo dục trẻ, nếu bạn có những nguyên tắc riêng và luôn kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Như thế, trẻ sẽ tuân theo những nguyên tắc của bố mẹ mà thể hiện sự ngoan ngoãn, việc giáo dục của bạn sẽ thành công được một nửa.

Ví dụ: Bạn không muốn cho trẻ ăn đồ ngọt trước bữa ăn nhưng bé kiên quyết đòi ăn bằng được, hãy biểu hiện rõ thái độ của bạn: “Mẹ không cho con ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì chắc chắn sẽ không muốn ăn cơm nữa”. Nếu trẻ không chịu đánh răng, bạn không cần dọa nạt hay thúc ép, chỉ cần đưa ra lời nhắc nhở: “Nếu con không đánh răng, ngày mai sẽ không được ăn sáng đó, bởi vì sau khi ăn mà không đánh răng thì răng con sẽ bị con sâu ăn mất đấy!”

Như vậy, trước khi trẻ phạm lỗi hay không nghe lời, bạn đã đưa ra lời nhắc nhở khẳng định sự trừng phạt mà trẻ sẽ bị nếu không ngoan, tự nhiên trẻ sẽ biết nghe lời bạn hơn.

2. Phạt trẻ ở trong phòng một mình

Theo những nghiên cứu hiện nay, để bảo vệ lòng tự tôn ở trẻ, bạn không thể dùng cách đánh mắng để trừng phạt, hãy thử vài động tác nhỏ để trẻ nhận ra lỗi của mình.

Nếu trẻ làm sai nhưng nhất quyết không thừa nhận, thậm chí còn la hét giận dỗi bạn và cho rằng mình không làm sai, bạn cũng đừng đỏ mặt tía tai với con, hãy dùng cách xử lý “lạnh” để tránh mâu thuẫn gay gắt.

Để trẻ ở một mình trong phòng sẽ giúp bé tự điều chỉnh tâm trạng và tự nhận thức lỗi của mình. Khi trẻ đã bình tĩnh rồi, bạn có thể phân tích vấn đề với trẻ, tìm hiểu xem tại sao con làm vậy, chỉ ra hành vi không đúng cho trẻ thấy và dạy bảo con lần sau nếu gặp trường hợp như vậy nữa thì nên làm thế nào.

Thái độ rộng lượng cởi mở của bố mẹ có thể khiến trẻ bày tỏ những cảm nhận trong lòng, cảm thấy bố mẹ chịu lắng nghe, tôn trọng mình thì mới có thể nghe theo sự giáo dục của bạn.

3. Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi

Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm “nói một là một” của bố mẹ.

Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi đó. Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.

Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không tuân thủ.

Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.

4. Phạt trẻ giảm bớt thời gian chơi

Trẻ con bẩm sinh rất thích chơi đùa, cho nên đối với trẻ mà nói, việc giảm bớt thời gian chơi là một sự trừng phạt rất nghiêm khắc.

Ví dụ: Nếu trẻ chỉ mãi chơi mà không chịu lên giường ngủ, bạn có thể nói với trẻ rằng: “Con đã thỏa thuận với mẹ rồi mà, nếu 9 giờ mà chưa không đi ngủ thì ngày mai chỉ được chơi một tiếng thôi nhé”.

Ngoài cách giảm bớt giờ chơi để phạt ra, bạn còn có thể bắt trẻ làm một số việc vận động tay chân nhưng phải được giám sát an toàn bởi người lớn. Ví dụ bạn có thể bắt trẻ cùng làm việc nhà chẳng hạn: thu dọn phòng, rửa bát… Đối với một số đứa trẻ không thích làm việc nhà thì cách này chắc chắn có tác dụng răn đe để trẻ không dám tái phạm nữa.


5. Để trẻ gánh vác hậu quả của lỗi đã phạm 

Nếu trẻ ngoan cố không nghe lời và tái phạm, thì hãy thử cho con chịu hậu quả của những lỗi lầm đó.

Ví dụ: Nếu trẻ luôn làm hỏng đồ chơi, bạn có thể tịch thu đồ chơi lại và phạt con trong vòng 3 ngày không được chơi. Hoặc nếu trẻ thường đánh nhau với các bạn nhỏ trong công viên, bạn có thể không cho trẻ đi công viên trong thời gian bao lâu sau đó.

Điều cần chú ý là khi bạn phạt theo cách này, nhất định phải nói rõ nguyên nhân phạt trẻ để con biết được lỗi của mình ở đâu, tại sao lại phạm sai. Khi trẻ nhận thức được sai lầm của mình thì việc trừng phạt mới có hiệu quả được, nếu không trong lòng trẻ chắc chắn sẽ không phục!

6. Dạy bảo lý lẽ chứ không giận dữ

Trong gia đình, không những trẻ sẽ không nghe lời bạn mà còn làm đủ điều để bắt bạn phải làm theo yêu cầu của con. Nếu đối với những yêu cầu không hợp lý của trẻ mà thái độ của người lớn quá mạnh, quá cứng rắn có thể khiến trẻ có cảm giác thua thiệt, sinh ra tâm lý kháng cự mạnh hơn. Vì vậy, trước hết bạn hãy giữ một thái điềm tĩnh, khống chế tâm trạng của mình rồi dùng cách mà trẻ dễ tiếp nhận nhất để giảng dạy điều hay lẽ phải.

Trong lúc đối thoại, hãy nhớ dùng một thái độ cởi mở khoan dung, đừng tỏ ra uy nghiêm của người lớn khiến cuộc đối thoại trở nên nặng nề, điều này chỉ khiến trẻ giảm đi mong muốn giao tiếp với bố mẹ mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng nên đứng ở góc độ của trẻ mà nhìn vấn đề, cho dù trẻ làm sai nhưng khi con có thể đưa ra lý do rất tốt thì hãy tha thứ, thậm chí bạn có thể chủ động “nới lỏng” nguyên tắc một chút, cho trẻ thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống.

theo: afmaily


Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Trở thành người mẹ tuyệt vời trong mắt bé

Xem tivi cùng con, hẹn hò với bé hoặc đặt cho con những câu hỏi hài hước… là một trong những cách làm nên một người mẹ tuyệt vời.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

1. Cùng xem tivi với con

Bạn ôm bé vào lòng và cùng bình luận về bộ phim hoạt hình đang chiếu trên tivi. Bé cũng sẽ rất hào hứng nếu được trở thành “phát thanh viên” cho bạn với các tình huống sôi động đang diễn ra…

Ngoài ra, còn có những cách đơn giản khác để bé thân thiết với bạn.


2. Hẹn hò với bé

Nghe có vẻ lạ tai nhưng nếu bạn biết cách tạo ra những buổi trò chuyện trong khung cảnh ngoài trời, mát mẻ sẽ cũng rất thú vị với bé.

Bạn có thể cùng nắm tay bé đi dạo quanh hồ nước, ngồi ghế đá tết tóc cho con hoặc đơn giản hơn là chơi trò đuổi bắt cùng bé trên thảm cỏ xanh… Những hoạt động vừa giúp bé tăng cường thể chất vừa giúp hai mẹ con sảng khoái tinh thần.


3. Đặt nickname cho bé

Các bé thường được cha mẹ đặt cho một cái tên ngộ nghĩnh để sử dụng trong nhà. Bé này là Chuột, Gấu thì bé khác là Cún con, Nhím… Những nickname đáng yêu sẽ gắn kết tình cảm mẹ con tự nhiên nhất bởi vì mỗi cái tên đều gắn với những điều thú vị bí mật.

4. Đặt cho bé những câu hỏi hài hước

“Nếu con có cánh thì con muốn bay đi đâu?”, “Sau này con có muốn làm ca sĩ nổi tiếng không?”… là những câu hỏi bông đùa vui vẻ mà các bé rất muốn nghe. Khiếu hài hước từ mẹ có thể truyền sang bé và khiến bé muốn gần gũi bạn hơn.


5. Cùng ăn với bé tối thiểu một bữa mỗi ngày

Với những bà mẹ công sở thì bữa cùng ăn sáng với bé là nhiệm vụ nan giải. Bữa trưa, bạn ăn bên ngoài nên không tính, chỉ còn bữa tối là thời gian sum họp với gia đình. Đây cũng là cơ hội bạn được gần gũi và quan tâm đến bé.

6. Luôn lắng nghe bé

Các bé đều coi cha mẹ quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Nhiều bé thích bấm số gọi vào máy di động trong lúc bạn đang làm việc. Dù có tất bật đến mấy, bạn cũng nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng: “Mẹ luôn ở đây và sẵn lòng nghe con nói”…


7. Lên lịch vui chơi cùng bé

Bạn nên tham gia những hoạt động trong thời khóa biểu hàng ngày của bé, chẳng hạn, nếu bạn đã đề xuất quy định, dành ra 15 phút mỗi chiều để chơi đá bóng cùng bé thì bạn nên thực hiện đều đặn và nghiêm túc. Nếu vì lý do gì đó mà bạn lỡ hẹn với con thì nên giải thích để bé hiểu và không bị buồn.

theo: afamily

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Dạy con biết nhận biết và phân biệt màu sắc

Dạy con về màu sắc có thể thực hiện thông qua một vài trò chơi đơn giản tại nhà.

Phân biệt màu sắc là một trong những cách dạy con nhận biết về thế giới xung quanh. Bởi vì, ngoài màu sắc, bé còn có khả năng nhận diện và gọi tên chính xác đồ vật, hình khối…

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Những gợi ý sau giúp mẹ dạy bé mẫu giáo sớm phân biệt được sắc màu:


Ngoài màu sắc, bé còn có khả năng nhận diện và gọi tên chính xác đồ vật, hình khối…

1. Cho bé tô màu

Tô màu là hoạt động hầu như bé nào cũng thích. Vì thế đây là một gợi ý lý tưởng giúp bé vừa chơi vừa học cách phân biệt màu sắc.

Mẹ có thể tìm mua cho bé một vài cuốn sách tô màu hoặc đơn giản là những chiếc bút chì màu và những tờ giấy trắng. Thông qua hoạt động tô màu, mẹ có thể tranh thủ dạy con về màu sắc.


2. Trò chơi “truy tìm kho báu”

Mẹ hãy giấu một vài đồ vật với màu sắc khác nhau dưới đống cát hay đơn giản là dưới chiếc gối hoặc chăn rồi khuyến khích bé đi tìm.

Khi bé tìm ra đồ vật bị giấu, mẹ hãy nói to lên rằng: “A, đã tìm thấy kho báu màu vàng/ đỏ/ xanh…” để bé nhận biết. Cứ chơi trò này với bé trong một thời gian bé sẽ nhận biết và gọi tên được màu sắc.



Mẹ hãy cắt những tấm bìa cứng thành nhiều mảnh khác nhau

3. Chơi trốn tìm

Sau khi bé đã được học qua lớp “Truy tìm kho báu”, mẹ có thể đổi sang trò chơi trốn tìm đểdạy con ôn bài.

Cách chơi là hãy giấu những đồ vật có màu sắc khác nhau ở khắp nơi trong nhà và gợi ý cho bé đi tìm, khi tìm ra một vật, bé phải gọi tên màu sắc của vật đó.

4. Trò chơi câu cá

Cha mẹ có thể mua một bộ câu cá với nhiều con cá có màu sắc khác nhau. Hoặc cắt hình con cá từ những tấm bìa cứng và tô màu. Sau đó thả cá vào chậu nước và cùng bé chơi trò vớt con cá có màu sắc theo yêu cầu.

5. Tìm màu phù hợp

Mẹ hãy cắt những tấm bìa cứng thành nhiều mảnh khác nhau. Mỗi tấm bìa có cùng màu nên cắt làm hai và khuyến khích bé tìm màu phù hợp đặt vào đúng chỗ.

6. Những sợi ruy băng màu sắc

Sau mỗi dịp sinh nhật, bé thường được nhận rất nhiều quà, vì vậy mẹ hãy tận dụng những sơin ruybăng màu sắc dùng để gói quà này vào trò chơi dạy bé về màu sắc giống như trò “Tìm màu phù hợp”.



Tô màu là hoạt động hầu như bé nào cũng thích

7. Đất sét sắc màu

Cha mẹ hãy tìm mua vài loại đất sét với nhiều màu khác nhau sau đó cho bé thỏa thích trộn các màu lại với nhau. Và mẹ hãy hỏi con về các màu sắc mà bé vừa trộn để dạy con phân biệt màu sắc.

8. Nhận biết màu sắc tự nhiên

Khi hai mẹ con đi bộ, bạn cùng bé nhặt những chiếc lá rụng, những bông hoa, cây cỏ… Lúc về đến nhà, bạn chuẩn bị cho bé một bộ bút chì (bút sáp) màu và tờ giấy trắng.

Bày cỏ, hoa, lá vừa thu thập được lên mặt bàn. Dạy con vẽ một bức tranh mà chỉ sử dụng những màu giống những màu (hoa, cỏ) vừa nhặt được.

theo: kienthucgiadinh

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

50 mẫu biến tấu cùng đất nặn cho bé (P1)

Bên cạnh vẽ thì việc nặn đất sét sẽ giúp bé rèn đôi tay khéo léo, phát triển trí tưởng tượng và kích thích phát triển trí thông minh ở trẻ… Vì vậy, không có lý do gì để mẹ từ chối mua cho con một hộp đất sét và chơi cùng con phải không?


Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Theo đó, bên cạnh hộp đất sét, mẹ cũng cần chuẩn bị chiếc tăm nhọn để khoét lỗ và hộp keo sữa để dán các bộ phận bằng đất sét của các con vật lại với nhau.

Dưới đây là 50 mẫu hướng dẫn nặn đất sét thành các con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh mẹ và bé tha hồ nặn nhé!

Xe ô tô​


Ốc sên


Mẫu 1

Mẫu 2


Mẫu 3

Các loại cá


Cá mập




Cá heo

Tôm


Bạch tuộc


Còn tiếp...

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Mẹo để sắp xếp giờ vui chơi cho bé

Việc vui chơi của bé cần được mẹ chú ý vì nó không chỉ đơn thuần là tận hưởng niềm vui. Bé sẽ học được cách quyết định, cách giao tiếp với bạn bè và cả quản lý thời gian nữa. Bằng việc lên thời gian thích hợp cho các hoạt động vui chơi, bạn sẽ giúp bé học hỏi tốt các kỹ năng này

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Để bé tự quyết định

Từ khi hơn 3 tuổi, bé đã bắt đầu nhận biết về thời gian, đến 5 tuổi, các bé đã lên được kế hoạch thời gian ở trường, ví dụ như bé sẽ ăn trưa cùng ai, bé sẽ gặp ai trong thời gian giải lao. Vì vậy, bạn nên để bé tự do quyết định khi nào bé sẽ dành thời gian cho việc gặp gỡ, vui chơi cùng bạn bè.

Bạn càng ít can thiệp vào quá trình lập kế hoạch của bé, bé sẽ càng cảm thấy mình có nhiều quyền tự chủ và sẽ học được giá trị quý báu của sự tự lập. Vì vậy, cứ để bé tự chọn những người bạn nhỏ nào sẽ được mời tới nhà chơi, thời gian chơi và những trò chơi, sau đó cho bé biết ý kiến của bạn.

Chỉ cần một nhóm bạn nhỏ

Nhóm nhỏ tức là chỉ cần 2-3 bé cho mỗi lần vui chơi, ngoại trừ những trò chơi cần nhóm đông như đuổi bắt, chơi 5-10. Bạn nên giải thích cho bé rằng chỉ nên chơi cùng một bạn tại một thời điểm, nếu không người bạn còn lại sẽ rất dễ cảm thấy “bị ra rìa”.

Nếu bé mời nhiều hơn một người bạn, bạn nên tạo nhóm bốn để các bé có thể chia cặp khi chơi với nhau.


2 bé chơi cùng nhau sẽ dễ tương tác hơn một nhóm đông

Giới hạn thời gian

Ít nhất là trong lần đầu tiên tụ họp, bạn nên giới hạn thời gian chơi vừa phải để không làm các nhóc tì chơi quá sức. Một giờ là khoảng thời gian hợp lý cho lần đầu tiên làm quen. Đợi đến lúc con đã tìm được bạn thân rồi hãy cân nhắc chuyện cho phép các bé ở chơi lâu hơn vào cuối tuần hoặc có thể là ngủ lại qua đêm ở nhà của bạn mình.

Với việc sắp xếp thời gian cùng bé, một mặt, bạn sẽ biết bé đang chơi ở đâu, trong thời gian bao lâu và đảm bảo sự an toàn cao nhất cho con. Mặt khác, bé sẽ học được cách lên thời gian biểu cho các hoạt động của mình, bao gồm cả vui chơi và gặp gỡ bạn bè.

Để thành công trong việc giúp bé sắp xếp lịch hoạt động của mình, bạn nên hiểu thêm về khái niệm thời gian ở trẻ nhỏ.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Trẻ dưới 6 tuổi, cần biết những kĩ năng này

Không ít các cha mẹ hoảng hốt khi con rất thích nghịch ổ điện, nghịch dao, nghịch kéo, kim, búa; cất kỹ đến đâu chúng cũng tìm được.

Phương án xử lý tình huống này là gì? Cha mẹ tuyệt đối không ngăn cấm vì càng bị cấm, trẻ sẽ càng tò mò. Thay vào đó, hãy hướng dẫn, cho con trải nghiệm và rút được kinh nghiệm ngay.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

1. Sử dụng kim

Cha mẹ lấy tấm bìa cứng nhỏ, vừa tay cầm của con. In những hình vẽ dễ thương ra giấy và dán lên tấm bìa. Sau đó, cha mẹ dùng kim đục trước các lỗ thủng theo đường viền của hình. Lưu ý, lỗ thủng vừa phải, đừng quá to kẻo con làm rách tấm bìa.

Đưa cho con cây kim khâu len loại to, cây kim đó sẽ có đầu rất tù nên không đâm vào tay con. Hướng dẫn con xâu sợi chỉ nhỏ luồn qua lỗ kim. Tiếp tục hướng dẫn con xâu kim qua những lỗ thủng đã chọc sẵn ở trên tấm bìa. Sau khi con thêu xong, nhớ khen ngợi và lưu trữ tấm bìa lại nhé. Sau này lớn, con sẽ vô cùng thích thú đấy.

2. Học bốc ăn

Hãy mua cho con ghế ngồi ăn riêng của trẻ. Rửa và lau thật sạch bàn ăn của con. Cha mẹ cũng đừng quên cho con rửa tay trước khi ăn.




Ảnh minh họa: internet.

Cắt những lát hoa quả mềm thành những miếng con cầm vừa tay. Đồng thời luộc một số rau củ quả, để nguội, cắt thành miếng vừa tay con. Cho con ngồi vào ghế và đặt những miếng thức ăn lên bàn. Lưu ý đặt thức ăn từ từ, kẻo con gạt xuống đất hết. Nên đặt xen kẽ các mầu sắc để thu hút con, ví dụ miếng cà rốt luộc đặt cạnh miếng su su xanh. Con sẽ bị thu hút và nhặt những miếng đó bỏ vào miệng. Trong lúc đó, cha mẹ có thể tiếp tục xúc cho con ăn như bình thường. Sau khi con ăn xong, nhớ vệ sinh sạch sẽ ghế ăn cho lần sau nhé.

3. Học xúc thức ăn

Khi con đã đủ 12 tháng, cha mẹ có thể cho con học xúc thức ăn. Lau rửa bàn ăn của con thật sạch. Cho con ngồi vào ghế, xúc hai thìa cháo hoặc cơm chan canh vào bát ăn của con và đưa con một chiếc thìa nhựa nhỏ. Lưu ý bát của con cần có đáy rộng để con khó làm đổ thức ăn ra ngoài. Thìa của con nên vừa miệng, không nên quá to, nhưng cũng không được quá nhỏ vì con sẽ phải xúc quá nhiều lần, chóng nản. Đừng trách mắng khi con làm rơi thức ăn ra ngoài, hãy khen ngợi con nhiệt tình. Trong lúc đó, vẫn tiếp tục xúc cho con ăn cho đủ bữa.

4. Học cách đi giày dép

Con hai tuổi là có thể học đi giày dép đúng cách. Cha mẹ hãy tự đặt dép của mình ngay ngắn trước cửa và chỉ con bắt chước mình. Sau đó, hãy xỏ từng chân vào dép. Nếu con làm đúng nhớ khen ngợi thật nhiều, nếu con làm sai thì đừng trách móc chê bai. Chỉ cần nhắc con nhẹ nhàng, vài lần làm sai, con sẽ biết cách làm cho đúng.

5. Học phân biệt phải trái

Để con không bị nhầm lẫn, cha mẹ mua cho con chiếc vòng nhỏ đeo vào tay con phía bên phải. Sau đó, luôn luôn hỏi con: Rẽ tay phải là phía nào hả con? Đến khi con thuần thục tay phải rồi thì mới dạy con tay bên kia sẽ là tay trái. Đừng dạy một lúc hai tay, con sẽ bị rối. Nhớ đeo vòng cho con lâu cho đến khi con nhớ.

6. Học tự tắm

Mua cho con chiếc chậu tắm, xả nước vào chậu cho nóng vừa phải, phù hợp với con. Cho chút xà bông tắm của trẻ vào chậu, cho vừa phải để con không cần tráng vẫn có thể lau người, an toàn mà không hại da. Hướng dẫn con tự cởi quần áo và để vào rổ quần áo bẩn rồi bước vào chậu. Để con ngồi trong chậu độ 10 phút. Sau đó hướng dẫn con lau người và mặc quần áo. Nhớ khen ngợi con vì đã biết tắm đúng cách. Khi con đã lớn hơn, cha mẹ yêu cầu con tự chuẩn bị quần áo để thay, sau khi tắm xong thì phơi khăn tắm lên cho khô, đổ hết nước và cất gọn chậu.

7. Học tự đi toilet

Cha mẹ mua cho con tấm nhựa để kê lên bồn cầu cho trẻ ngồi. Hướng dẫn con tự phục vụ bản thân. Nếu con quá thấp, cha mẹ có thể đặt cho một cái ghế đẩu nhỏ xíu bên cạnh bồn cầu để con đứng lên đó đi vệ sinh cho tiện nhé.

8. Học thay và giặt đồ lót

Cha mẹ mua đồ lót cho con thì nhớ mua loại vừa với con. Đặt lịch để 3 tháng thay toàn bộ quần lót cho con. Khi con đã lớn thì nên yêu cầu con tự chọn đồ lót cho mình và tôn trọng sự chọn lựa đó của con.

Khi con đã bắt đầu biết mặc quần áo thì yêu cầu con tự thay đồ lót, làm vệ sinh khu vực cơ thể bên trong đồ lót.

Chú ý: Đừng yêu cầu con làm quá kỹ, chỉ cần dội nước thì cũng đã đủ sạch sẽ rồi.

Yêu cầu con giặt đồ lót hàng ngày. Ban đầu cho con giặt không xà phòng. Khi con được 3 tuổi, con có thể giặt bằng xà phòng. Lúc đó cha mẹ nhớ dặn con lấy xà phòng ít thôi nhé. Nếu không yên tâm, cha mẹ giặt lại đồ lót sau khi con đã giặt, đừng để con nhìn thấy kẻo con sẽ phản ứng.

9. Học phòng tránh xâm hại

Đừng dạy con đề phòng người lạ. Xung quanh chúng ta, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Dạy con cách tự phòng vệ cho mình và phát hiện ra người xấu là phương án tối ưu cho trường hợp này. Các cha mẹ chỉ cần dặn: Bất kể ai động vào cơ thể con khu vực bên trong đồ lót thì đều là người xấu. Lúc đó con cần phải chạy thoát và về mách bố mẹ. Nhớ tin tưởng con nếu con mách nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

10. Dạy con cầm dao

Dạy con cầm dao tuổi này không phải là quá sớm. Quan trọng là chúng ta sẽ dạy thế nào. Ban đầu, cha mẹ mua cho con dao nhựa làm đồ chơi. Cho con chơi với quả dưa chuột trước nhé. Sau khi con đã có thể gọt quả dưa chuột dễ dàng thì cho con cầm dao nhựa cắt giò, chả, bánh kem... phục vụ bữa cơm gia đình. Khi con được tham gia vào các công việc quen thuộc này, con sẽ vô cùng thích thú và chăm chỉ làm.

11. Dạy con tránh xa ổ điện và các vật nguy hiểm

Khi thấy con mon men đến gần ổ điện hay thứ nguy hiểm, cha mẹ ngay lập tức tóm chặt lấy tay con, kéo con về phía ổ điện hay vật nguy hiểm đó, dí tay con vào đó (nhớ giữ khoảng cách an toàn nhé). Vừa làm cha mẹ vừa hét thật to: “Cho vào đi cho giật đau tay”. Bị bất ngờ, con sẽ rụt lại và khóc toáng lên. Chỉ cần vậy là cha mẹ cũng đã đủ làm cho con hiểu ổ điện và các vật dụng nguy hiểm có thể gây đau cho con, con sẽ tránh xa.

Thử dạy con, cha mẹ sẽ thấy con "bận" lắm, ngoan lắm, không còn thời gian nghịch phá nữa đâu. Con cũng biết cách bảo vệ mình, không nghịch dại nữa.
Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương|VNE