Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Những lưu ý bạn cần nhớ khi đến thăm sản phụ sau sinh.

Hôn bé sơ sinh, ngồi quá lâu hoặc đưa ra những lời khuyên... là việc không nên làm khi đến thăm bà đẻ.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Bạn đang có kế hoạch đi thăm người thân hoặc bạn bè mới sinh con, tuy nhiên bạn cần biết rằng sản phụ mới sinh nở còn rất mệt và yếu nên cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Thêm nữa, chắc chắn bà đẻ cũng không muốn nói chuyện quá nhiều nên để không ảnh hưởng đến em bé và mẹ mới sinh, các bạn nên chú ý tránh nhưng điều dưới đây (đây chắc chắn là suy nghĩ của bất cứ bà đẻ nào, chỉ là họ không muốn nói trực tiếp, sợ mất lòng bạn thôi):
Hút thuốc

Hầu hết các bệnh viện ngày nay đều cấm hút thuốc lá và phải mặc áo của bệnh viện khi vào thăm em bé. Tuy nhiên nếu bạn vừa hút thuốc trước đó hoặc quần áo ảm mùi khói thuốc đều nên thay trước khi bước vào phòng bà đẻ. Khói thuốc lá hoặc mùi khói thuốc sẽ gây khó chịu cho chính em bé và mẹ mới sinh cũng như gây ra mùi khó chịu dù bạn đã đi ra khỏi phòng.

Bàn tay của bạn có thể sẽ chứa nhiều vi trùng từ bên ngoài nên hãy rửa tay trước khi vào buồng thăm bà đẻ. (Ảnh minh họa)

Uống trà, nước nóng trong phòng

Không có gì đáng sợ hơn khi thấy một người nhâm nhi ly trà nóng hoặc cầm ly nước nóng xung quanh đứa trẻ mới sinh. Nếu không cẩn thận có thể sẽ làm rơi rớt vào em bé, trong khi phòng bệnh là rất nhỏ. Vì vậy bạn cần chú ý tránh hành động này.

Đưa trẻ em đi cùng

Sản phụ mới sinh con thường rất mệt mỏi, cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Em bé mới ra khỏi bụng mẹ cũng thế, rất dễ bị giật mình. Vì vậy nếu có sự có mặt của những đứa trẻ sẽ khiến không gian bị đảo lộn, thậm chí là rất ồn ào mà chính bạn cũng không thể ngăn cấm được con mình. Vì vậy, tốt hơn cả, không nên mang theo trẻ em đến thăm bà đẻ.

Ngồi quá lâu

Bạn cần biết rằng sản phụ sau sinh rất đau đớn, mệt mỏi cần nhiều thời gian nghỉ ngơi và họ còn phải hút sữa, cho con bú, vệ sinh cá nhân… vì vậy khi đến thăm, bạn không nên ngồi quá lâu, làm phiền đến bà đẻ.

Chưa rửa tay sạch sẽ

Bàn tay của bạn có thể sẽ chứa nhiều vi trùng từ bên ngoài, kể cả quần áo của bạn cũng vậy. Vì thế, trước khi bước vào phòng thăm, nên rửa tay sạch sẽ và cũng nên thay quần áo sạch trước khi đến thăm.

Đánh thức bé sơ sinh

Đây thực sự là một hành động rất vô duyên và nhiền sản phụ cảm thấy khó chịu bởi bạn cần biết trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ mà phát triển. Việc bị đánh thức có thể khiến em bé quấy khóc và làm sản phụ mệt mỏi để ẵm bế bé.

Thăm bà đẻ khi đang bị ốm

Bạn không thể nói trước được tình hình sức khỏe của mình, vì vậy nếu bạn đang bị cảm, ốm hoặc mắc bất cứ bệnh gì, hãy hoãn cuộc đến thăm. Trẻ sơ sinh sức đề kháng đang yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.

Bế bé khi chưa được sự đồng ý của gia đình

Mặc dù bạn rất muốn bế một em bé sơ sinh nhưng hãy kiên nhẫn chờ đợi người nhà hoặc sản phụ bế bé lên và trao cho bạn. Thực tế là rất nhiều sản phụ không hề muốn người khác bế con mình hoặc có thể là lúc bé đang ngủ và họ không muốn bất cứ ai làm phiền đến bé.

Hôn bé sơ sinh

Hôn bé sơ sinh là việc làm cấm kỵ cho dù sản phụ và gia đình có cho phép hay không. (Ảnh minh họa)


Đây là việc làm cấm kỵ cho dù sản phụ và gia đình có cho phép hay không. Đã từng có những vụ việc bé sơ sinh chết chỉ vì bị người lớn hôn, gây nhiễm bệnh cho các bé. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được làm việc này khi bế bé.
Khư khư bế bé khi bé khóc

Khi bé khóc, việc cần làm là hãy giao lại cho mẹ hoặc người nhà của bé. Rất có thể em bé đang đói hoặc vừa tè, ị và cần được ăn hoặc thay tã, bỉm. Bố mẹ và những người trực tiếp chăm sóc bé sẽ biết bé khóc vì lý do gì và nhờ đó em bé cũng sẽ nín nhanh hơn.
Không dọn dẹp trước khi về

Nhà có em bé mới chào đời sẽ rất bận rộn, vì vậy trước khi về, bạn nên dọn dẹp những tờ giấy bọc quà hay cốc uống nước… để không làm phiền đến sản phụ.
Nhìn chằm chằm vào sản phụ khi đang cho con bú

Cho con bú khi mới sinh là việc khá khó khăn và cũng rất tế nhị và chắc chắn không ai muốn bị nhìn chằm chằm khi họ đang làm việc này. Hãy đừng trò chuyện về việc cho con bú, chuyển sang nói chuyện cùng với người nhà của sản phụ là việc lịch sự mà bạn nên làm.

Đưa ra những lời khuyên

Nếu sản phụ hỏi bạn về những kinh nghiệm chăm sóc sau sinh, hãy nhiệt tình cung cấp cho họ. Tuy nhiên nếu sản phụ không hỏi, hãy đừng đưa ra những ý kiến của cá nhân mình bởi mỗi người có một cách chăm sóc bé khác nhau và họ chắc chắn cũng không muốn bị chê là không biết chăm con hoặc chăm bé không đúng cách. Bạn chỉ cần thăm hỏi, lắng nghe và hỗ trợ khi cần thiết là đủ.

Theo Khám phá

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Mẹ Mĩ dạy con ngoan không cần đòn roi.

Các bà mẹ Mỹ có những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô bạn thân nhất của tôi quyết định sang Mỹ du học, và đến nay đã 8 năm, cô ấy đã có được sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc bên đó. Tuy ở cách xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên, và chỉ đến dịp nghỉ Tết chúng tôi mới có cơ hội gặp mặt nhau.

Tháng trước, do có công việc gia đình nên cô đã quay lại Việt Nam ít ngày. Trước ngày quay về Mỹ, tôi có chuẩn bị một bữa ăn nhỏ tại nhà và bảo cô ấy đến. Lúc chúng tôi đang chuẩn bị bữa ăn trong bếp, đứa nhỏ nhà tôi bỗng chạy vào bếp nghịch ngợm và làm đổ bình hoa để trên bàn. Thấy vậy, tôi quay ra quát và đánh vào mông con “mẹ đã bảo con ra ngoài chơi rồi cơ mà, vào đây làm cái gì. Sao mà càng lớn càng khó bảo thế hả?”. Bị đánh, con khóc, tôi càng mắng “khóc gì mà khóc, tự mình làm chứ ai làm. Đi ra ngoài ngay, còn mò vào nữa thì đừng trách mẹ không nói trước”.

Bạn tôi lắc đầu “cậu vẫn nóng tính như vậy, chẳng chịu sửa gì cả. Nóng tính quá với con như thế không tốt đâu”. Tôi vừa lau dọn “thành quả” của con, vừa “thanh minh” “mình bực lắm, thằng bé càng lớn càng bướng. Lúc nãy là nó làm đổ bát canh nóng thì không biết thế nào, phải đánh mấy cái cho chừa lần sau không dám thế”.

Cô ấy khuyên tôi “Lần sau cậu đừng đánh con như thế, nó là con trai hiếu động là chuyện bình thường. Cậu nên nhẹ nhàng khuyên bảo chứ đừng dùng hành động mạnh như thế”. Tôi chỉ ngán ngẩm nói “Ôi giời, thằng bé nhà mình nói nhẹ không nghe đâu, cứ phải quất cho vài roi mới nên thân”.

Nghe tôi nó vậy, cô thở dài “Tại sao cứ phải đánh con như vậy mới được. Mình thấy cách phạt con như vậy thật vô lý, một hai lần đánh thì nó nghe, nhưng đánh nhiều quá đến lúc nó nhờn rồi thì cũng vô ích thôi. Từ sau khi đến Mỹ, mình nhận thức thấy, các bà mẹ ở đây có phương pháp dạy, phạt, thưởng con rất hợp lí, không cần dùng đòn roi mà con vẫn nghe lời”.

Cảm thấy không hài lòng, cô ấy đã chỉ tôi một số cách phạt con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi mà các bà mẹ Mỹ đang thực hiện.

1. Cấm túc

Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.

Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng các mẹ Việt Nam thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.

Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.


Không cần thiết phải dùng đòn roi để phạt con mà thay vào đó, bạn có thể yêu cầu con làm việc nhà, phạt cấm túc, cắt tiền tiêu vặt...(Ảnh minh họa)

2. Cắt tiền tiêu vặt

Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.

Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.

3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con

Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...

Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại lỗi đã mắc nữa.

4. Cho con làm việc nhà

Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lần mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lỗi mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.

Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.

5. Biết khen thưởng con đúng lúc

Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.

Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.

Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của họ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.

Đứa trẻ nào mà chẳng mắc lỗi, nhưng phạt chúng như thế nào mà không mang tiếng ác thì là lại chuyện lớn. Hãy thử tập làm người mẹ Mỹ, hãy thử học cách phạt con của họ xem công hiệu ra sao.

Theo Khám phá

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Nghe tiếng ho của bé để phân biệt các triệu chứng ho khác nhau.

Mỗi cơn ho với tiếng ho khác nhau đều mang trong đó triệu chứng về một căn bệnh nào đó. Bố mẹ nên lưu ý để chữa trị kịp thời.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Mỗi cơn ho với tiếng ho khác nhau đều mang trong đó triệu chứng về một căn bệnh nào đó. Bố mẹ nên lưu ý để chữa trị kịp thời.

Ho khàn tiếng

Bé nhà bạn phải đi ngủ với một cái mũi nghẹt nước nhưng may là bé vẫn ngủ yên trong một vài giờ. Đột nhiên, bạn nghe thấy tiếng ho văng vẳng của bé. Bạn thấy con đang rất khó khăn trong mỗi nhịp thở của mình.

Nguyên nhân là do viêm thanh khí phế quản, một căn bệnh do virus gây viêm ở thanh quản và khí quản. Bệnh này phổ biến nhất là giữa tháng 10 và tháng 3, thường ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Cơn ho này thường trở nên dịu hơn vào ban ngày nhưng sẽ quay trở lại vào ban đêm. Tiếng ho đôi khi cũng nghe như tiếng thở rít. Một vài trẻ cũng thường mắc bệnh này khi bị cảm lạnh.

Khi con thức giấc vì mắc ho, khoác áo vào cho bé rồi dẫn bé ra ngoài, vì không khí lạnh sẽ giúp thư giãn đường hô hấp. Hoặc là bật vòi nước nóng và ngồi với con trong phòng tắm khoảng từ 15 đến 20 phút, khi đó không khí ẩm ướt nhưng ấm có thể giúp con hít thở dễ dàng hơn. Đưa con đi khám ngay nếu con thực sự khó thở hoặc nếu tiếng thở rít tăng dần theo từng nhịp và kéo dài hơn năm phút.

Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng nếu có, và cho bé uống nhiều nước.

Ho khàn tiếng là bệnh phổ biến nhất là giữa tháng 10 và tháng 3, thường ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Ho có đờm

Ho có dịch nhầy, ngoài ra bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, và chán ăn.

Chỉ là chứng cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần, nặng nhất (và dễ lây nhất) là thời gian vài ngày đầu tiên. Một thông tin thêm là trẻ thường bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần một năm.

Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Nếu bé còn quá nhỏ không thể hỉ mũi được, mẹ hãy dùng nước muối nhỏ mũi chuyên dụng và ống hút mũi để giúp lấy đi các chất nhầy, giúp bé bớt ngứa mũi, ngứa họng gây ho.

Máy phun sương tạo độ ẩm và tắm nước ấm cũng rất có ích lúc này. Ngoài ra, bạn phải hỏi ý bác sĩ trước khi cho con uống bất kỳ loại thuốc không cần bán theo đơn nào, và đừng quên hỏi ở tuổi của bé thì có thể ngậm thuốc ho được hay chưa.
Ho khan vào ban đêm

Suốt cả mùa đông, bé bị ho rất khó chịu. Vào ban đêm hoặc mỗi khi chạy nhảy nhiều, cơn ho lại càng nặng hơn.

Nguyên nhân là do hen suyễn, một căn bệnh mãn tính khi đường dẫn khí trong phổi bị viêm và hẹp lại, tiết ra chất nhầy. Bố mẹ thường nghĩ rằng thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn, nhưng thật ra ho khan (đặc biệt vào ban đêm) mới là triệu chứng duy nhất có ở trẻ con.

Một điểm cần chú ý khác là cơn ho được "kích hoạt" do vận động, dị ứng, cảm lạnh, hoặc không khí lạnh. Nếu con bạn còn nhỏ hoặc gầy quá, bạn có thể thấy ngực của bé hóp lại rõ ràng trong khi hít thở.

Hãy đưa trẻ đi khám nếu bạn nghi ngờ bệnh hen suyễn. Với các trường hợp nhẹ có thể uống thuốc giãn phế quản dạng hít ngay trong cơn ho. Tình hình nghiêm trọng hơn nếu con bạn khó thở nhiểu, không thể nói chuyện, ăn uống.
Suốt cả mùa đông, bé bị ho rất khó chịu. Vào ban đêm hoặc mỗi khi chạy nhảy nhiều, cơn ho lại càng nặng hơn.

Ho rất khổ sở

Lần này bé đau ghê gớm, không còn sức mà chơi nữa. Bé cứ ho liên tục, sốt cao, đau mỏi cơ bắp, và sổ mũi.

Có lẽ bé đã bị cúm. Bệnh cúm ở trẻ có thời gian ủ bệnh kéo dài, do đó các bé vô tư mang vi rút đi loanh quanh vài ngày trước khi phát bệnh, làm lây nhiễm cho bạn bè và gia đình. Vi rút lan truyền qua các giọt nhỏ, vì vậy khi một người hắt hơi, virus cúm sẽ bay khắp căn phòng.

Cách chữa trị là cho bé uống thật nhiều nước và acetaminophen. Đối với trẻ trên 6 tháng, cho uống ibuprofen với thức ăn hoặc sữa để hạ sốt và giảm đau. Năm tới, đừng quên đưa trẻ đi tiêm vaccine ngừa cúm.

Ho khò khè, ùng ục

Bé đã bị cảm lạnh vài ngày nay rồi, bây giờ cơn ho của bé trở nên mệt nhoài, nghe hết hơi như tiếng huýt sáo. Hình như bé đang thở nhanh gấp và còn rất dễ cáu kỉnh.

Nguyên nhân có thể là viêm phế quản, nhiễm trùng tiểu phế quản. Khi cổ họng sưng lên, đầy chất nhờn thì rất khó thở. Bệnh này thường tấn công các em bé sơ sinh vào mùa đông. Liên hệ bác sĩ nhi khoa ngay nếu con có dấu hiệu khó thở hoặc khó uống.

Ho gà

Con đã bị cảm lạnh hơn một tuần và bây giờ đang bị các cơn ho hành hạ, có lúc ho nhiều hơn 20 lần trong một hơi. Giữa các cơn, con thấy khó thở, có tiếng ho khúc khắc khi hít vào.

Ho gà chính là tên của thủ phạm. Vi khuẩn ho gà tấn công niêm mạc đường hô hấp, gây viêm nhiễm nặng làm thu hẹp đường hô hấp. Trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc ho gà. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là nguy cơ cao nhất.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa đủ sức nên tiếng ho gà cũng không rõ ràng lắm, vì vậy bố mẹ sẽ khó phát hiện. Thay vào đó, khi cơn ho có thể kéo dài đến đỉnh điểm là bé sẽ nôn ói, tạm ngưng thở, và môi có thể ngả thành màu tím vì bé không tiếp nhận đủ oxy.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy các triệu chứng trên. Trẻ dưới 6 tháng sẽ cần phải nhập viện. Vùng nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh, và những người khác trong gia đình cũng cần uống để phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch, vì ho gà rất dễ lây và khả năng miễn dịch lại bị suy yếu trong vòng năm năm sau khi chủng ngừa.

Ho nặng

Con bạn bị cảm lạnh đã một tuần nay, và càng ngày càng tệ hơn. Ho ướt và có đờm, hơi thở gấp hơn bình thường.

Có lẽ bé đã mắc bệnh viêm phổi. Bác sĩ có thể chẩn đoán căn bệnh sau khi kiểm tra và chụp X quang. Viêm phổi thường có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu nghiêm trọng, con bạn cần phải ở lại bệnh viện trong một vài ngày.
Theo Phụ nữ Online

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

5 cách nuôi dạy con khiến bố mẹ nhàn tênh.

Mách các bậc phụ huynh 5 mẹo giúp nuôi con khỏe mà vẫn nhàn nhã, áp dụng 5 cách này sẽ vừa giúp tạo thói quen tốt cho bé và bố mẹ cũng bớt nặng nhọc phần nào.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Dưới đây là một số kinh nghiệm từ một bà mẹ Việt đã áp dụng thành công cách chăm sóc vừa tạo thói quen tốt cho con, vừa ít tốn thời gian của mẹ theo kiểu Tây mà bạn có thể tham khảo:

1. Cho con ngủ riêng

Ngay từ ngày đầu đón con về nhà, hãy cho con bạn ngủ nôi riêng. Ngủ riêng sẽ tạo một không gian thoải mái và yên tĩnh để con bạn có một giấc ngủ ngon mà không bị giật mình thức giấc bởi cái trở mình của mẹ hay tiếng ho của ba.

Khi cho con đi ngủ, bạn nên tắt đèn và tạo không gian yên tĩnh để con bạn dễ ngủ hơn. Có thể nửa đêm con sẽ dậy nhưng khi thấy xung quanh tối om và yên ắng nó sẽ tự quay lại giấc ngủ.

Việc cho con ngủ chung với cha mẹ không chỉ khiến cho cả bạn và con bạn không có được giấc ngủ ngon mà nó còn vô tình sẽ tạo thói quen xấu là trẻ thích đòi cha mẹ ôm ấp, nhõng nhẽo hay thức dậy lúc nửa đêm.

2. Hạn chế bồng bế con

Ngày nay, nhiều phụ nữ sau khi sinh vẫn phải làm nhiều việc nội trợ như đi chợ, vào bếp nấu nướng hay rửa chén bát. Nếu vừa phải bồng bế con, vừa phải làm công việc thường ngày, chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả.

Tại sao bạn không thử tìm một vật dụng hữu ích nào đó chẳng hạn như chiếc ghế nằm đu đưa. Bạn vẫn có thể làm công việc của mình vừa có thể trông chừng và trò chuyện cùng con bạn.

Việc thường xuyên bồng bế không giúp trẻ ngoan hơn mà ngược lại, nó tạo thói quen xấu cho trẻ sau này là đòi người lớn bế mình.

Nếu bạn luôn hòa nhã và hay cười với con thì con bạn cũng sẽ luôn thân thiện với người khác và ngược lại.

3. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái

Trẻ con thường bắt chước thái độ hành động của người thân xung quanh mà chúng được tiếp xúc. Vì thế, nếu bạn luôn hòa nhã và hay cười với con thì con bạn cũng sẽ luôn thân thiện với người khác và ngược lại.

Bạn cũng nên đặt những buồn bực hay stress trong công việc ở ngoài cửa trước khi bước vào nhà và vui vẻ trò chuyện cùng con cái. Điều này sẽ giúp con bạn biết cách vượt qua những khó khăn và luôn sống vui vẻ, thoải mái như ba mẹ của chúng.

4. Hình thành thói quen cho con

Việc tắt đèn khi đi ngủ, không để chút ánh sáng nào trong phòng dần dần sẽ hình thành cho con bạn ý thức khi nằm trong bóng tối có nghĩa là đi ngủ. Đây chính là bước đầu rất quan trọng để tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Tương tự ở các việc khác như giờ giấc ăn, uống, cách ăn uống.

Một khi đã thành thói quen trẻ sẽ tự giác tuân theo, thậm chí sẽ làm bạn cảm thấy bất ngờ khi nhắc nhở ba mẹ cho ăn nếu đã trễ giờ. Trẻ con không thể tự hình thành thói quen mà ba mẹ chính là người tạo thói quen cho chúng. Vì vậy, thay vì than phiền rằng con bạn có nhiều thói quen xấu thì ngay bây giờ hãy tạo thói quen tốt cho con.

Yêu thương con không có nghĩa là cưng chiều con.

5. Yêu thương nhưng không cưng chiều

Yêu thương con không có nghĩa là cưng chiều con. Bạn nên thể hiện tình yêu với con bạn đúng lúc để con cảm thấy hạnh phúc và quý trọng tình cảm gia đình, nhưng không nên để con thấy bạn luôn cưng chìu mà đòi hỏi mọi việc phải luôn theo ý muốn của chúng.

Một đứa trẻ khóc lóc khi đòi món đồ gì đó là điều rất đỗi bình thường. Nhưng nếu bạn sợ con khóc, vội vã đưa ngay cho con vật nó muốn thì bạn đã thất bại trong việc dạy con. Vì một lần như vậy trẻ sẽ cho rằng khóc sẽ có được bất cứ thứ gì.

Trẻ con rất mau quên, nếu bạn không cho thì chúng cũng không thể nào ngồi khóc cả ngày. Vì vậy, hãy dứt khoát để con bạn hiểu được điều gì nên hay không nên, không phải điều gì cứ muốn là có được.

TH (Thế giới trẻ)

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Muốn trẻ được khỏe manh, hãy chấp nhận để con ốm.

"Bà mẹ nào cũng thương con nên lúc nào cũng muốn con được bảo vệ vì thế trẻ không có cơ hội tiếp xúc với bệnh. Tình thương đó đúng, chính đáng

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Hiện nay, có nhiều mẹ truyền tay nhau bí quyết giúp con tăng cân bằng cách dùng nước mía nấu thức ăn dặm cho trẻ, cũng như nhiều mẹ “cắn răng” mua yến, bào ngư… cho con với mong muốn con sẽ khoẻ mạnh. Chuyên gia – bác sỹ Nhi khoa Nguyễn Trí Đoàn chia sẻ quan điểm về dinh dưỡng lành mạnh cho con và những lưu ý dành cho bố mẹ nếu muốn nuôi dưỡng một đứa con khỏe mạnh.


Sai lầm của bố mẹ khi nuôi conTheo BS Trí Đoàn: "Ăn yến có lợi hay giúp chữa trị bệnh gì hay không thì chắc là không bởi bệnh ở trẻ đa số là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi,…". (Ảnh minh họa)

Hãy cho con quyền được… ốm, bệnh

Hiện nay, rất nhiều các mẹ truyền tai nhau "truyền thuyết" cho con ăn yến hoặc ăn bào ngư để giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật, theo bác sỹ điều này đúng - sai như thế nào?

- Trên thực tế, không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng trẻ ăn yến hay bào ngư có lợi hay không có lợi. Nên để đưa ra một cái kết luận thì lại là “không có bằng chứng”. Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể ăn giống người lớn, người lớn ăn gì thì nên cho trẻ ăn như vậy.

Còn ăn yến có lợi hay giúp chữa trị bệnh gì hay không thì chắc là không bởi bệnh ở trẻ đa số là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi,… Những bệnh đó muốn ngừa được thì trẻ phải được quyền bệnh, nghĩa là bố mẹ phải cho bé bệnh thì cơ thể mới sinh ra kháng thể. Một số bệnh có thể chích ngừa được thì nên cho trẻ đi chích ngừa. Chứ không phải cứ ăn nhiều một loại thức ăn nào đó thì sẽ giúp cho trẻ ngừa bệnh.

Thế nhưng vẫn có nhiều bố mẹ tin rằng các loại thực phẩm này là “thần dược” tốt cho trẻ?

- Thực ra, những chất có trong thực phẩm mà người ta có làm so sánh đối chứng để xem có làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng hay không thì chỉ có vitamin D thực sự có hiệu quả. Còn những chất khác, trong đó có vitamin C được nghiên cứu khá nhiều, đều không thực sự mang lại hiệu quả trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trước đây, có một nghiên cứu về vitamin C được đăng rộng rãi trên một tạp chí khá uy tín và kết luận rằng vitamin C giúp ích. Nhưng sau này, khi tìm hiểu lại về nghiên cứu đó, người ta nhận thấy phương pháp nghiên cứu đó có vấn đề, từ đó có thể dẫn đến lỗi sai hệ thống và thống kê nên người ta không còn dựa vào nghiên cứu đó nữa.

Sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu khác để so sánh đối chứng thì người ta nhận thấy rằng, vitamin C không giúp làm rút ngắn thời gian bị cảm hơn so với không dùng, cũng như không làm giảm được tỷ lệ mắc các bệnh sổ mũi hay cảm cúm. Ngoại trừ một số ít đối tượng những người chơi môn thể thao trượt tuyết ở vùng Bắc Cực trong mùa đông. Và chỉ có nhóm người này mới có giảm tỉ lệ bị cảm. Còn trên số liệu thì so sánh ở trẻ em, so sánh ở phụ nữ, ở đủ các tầng lớp khác thì giữa vitamin C và giả dược (*) không có giúp ích được gì hết. Còn vitamin D thì có giảm được xác suất bị bệnh nhiễm trùng.

Ở vị trí là một người hoạt động y khoa và có dịp tiếp xúc với nhiều bậc phụ huynh, bác sỹ có thể chia sẻ nhận định của mình về việc lý do vì sao nhiều bố mẹ ở Việt Nam lại tin vào “truyền thuyết” và thích áp dụng điều đó cho con mình?

- Tôi cho rằng lí do lớn nhất xuất phát từ tình thương của các ông bố bà mẹ. Bà mẹ nào cũng thương con nhưng chính vì lúc nào cũng muốn con được bảo vệ nên trẻ không có cơ hội tiếp xúc với bệnh. Tình thương đó đúng, chính đáng nhưng không có lợi cho trẻ.

Bà mẹ nào cũng muốn điều tốt cho con mình, đó là điều tự nhiên. Họ muốn tốt cho con bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng, hỏi thăm kinh nghiệm của nhiều bà mẹ khác nhưng ít có ai đi tìm chứng cứ, ít có ai đặt câu hỏi thắc mắc liệu cái này có thực sự hiệu quả hay không?


"Bệnh ở trẻ đa số là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi,… Những bệnh đó muốn ngừa được thì trẻ phải được quyền bệnh, nghĩa là bố mẹ phải cho bé bệnh thì cơ thể mới sinh ra kháng thể", BS Trí Đoàn.

Nhưng cũng có một phần do nhiều bác sỹ ở Việt Nam rất dễ kết luận trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì sao trong cùng một môi trường ngành Y, bác sỹ cập nhật kiến thức mới, thông tin mới, còn bác sỹ khác thì giỏi hù doạ bố mẹ?

- Tôi nghĩ đây không phải là lỗi của từng cá nhân, cũng không phải lỗi của bác sỹ đó, mà là lỗi của hệ thống. Trong trường đại học, một thời gian dài người ta dạy sinh viên bằng cách nhìn con số, cũng ít dạy rằng không có người nào giống người nào, thành ra sinh viên không có cái nhìn đa chiều. Mà con số ám ảnh nhiều nhất là cân nặng. Thường thì bác sỹ dễ bị ảnh hưởng bởi con số trung bình nhưng lại không hiểu rõ tại sao có con số trung bình đó nên thành ra họ lí luận rằng trẻ ở tuổi này phải được nhiêu đây cân nặng, nhiêu đây chiều cao,… một cách vô thức.

Đứa trẻ tăng trưởng qua thời gian như thế nào, có lanh lợi hay không, phát triển trí não bình thường hay không, bác sỹ thường ít quan tâm mà chỉ nhìn vào con số. Nghĩa là bác sỹ thăm khám cho con số chứ không có thăm khám cho một con người. Do đó, nhiều người vội vàng kết luận nhiều đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Chứ thực tế trẻ không bị suy dinh dưỡng nhiều đến vậy.

Có thể còn nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng là ở vùng sâu vùng xa, còn nhiều đói kém, ở thành thị thì suy dinh dưỡng rất ít, béo phì lại rất nhiều. Bởi vì người ta gặp nhiều trẻ béo phì, nhìn quen mắt nên lại thấy bình thường, thành ra những bé bình thường lại dễ bị đánh giá là gầy.

Trẻ tăng cân nhanh đáng lo hơn là đáng mừng

Vừa qua, có một bài báo được các mẹ chia sẻ rất nhiều nói về việc dùng nước mía để pha sữa hoặc nấu thức ăn dặm cho trẻ nhằm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Và ý kiến của một bác sỹ Nhi khoa thuộc Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng cho rằng đường không phải là nguyên nhân gây nên béo phì, mà ăn nhiều chất béo mới gây ra béo phì. Vậy nên hiểu về vấn đề này một cách chính xác như thế nào, thưa bác sỹ?

- Đúng là đường cung cấp năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ ăn nhiều đường quá sẽ chuyển hoá thành dạng dự trữ. Một là dự trữ glycozen ở gan, nếu vẫn còn dư thì đường sẽ chuyển hoá thành mỡ. Thành ra cung cấp nhiều đường vẫn có nguy cơ gây ra béo phì.

Trong sữa thì nồng độ và vi chất đã được tính toán đầy đủ hết rồi, lượng đường bao nhiêu, vitamin bao nhiêu đều đã được đong đếm. Vì thế, chỉ cần dùng nước lọc để pha sữa cho trẻ là được (nếu trẻ dùng sữa công thức).

Nước mía cũng có đường, nhưng chỉ khi đường nhiều quá thì mới làm cho trẻ tăng cân nhanh, còn dùng tí chút thì cũng không giúp tăng cân nhanh. Nhưng theo quan điểm của tôi, tăng cân nhanh là điều mà bố mẹ nên đáng lo hơn là đáng mừng. Vì tăng cân nhanh sẽ gây ra bệnh béo phì.


Dùng nước mía để nấu cháo ăn dặm hay pha sữa cho con là cách nhiều cha mẹ tin rằng sẽ giúp con tăng cân nhanh. (Ảnh minh họa)

Vậy theo bác sỹ, việc dùng nước mía để nấu thức ăn dặm cho trẻ có gây ảnh hưởng gì đến vị giác của trẻ?

- Trẻ ăn ngọt sớm thì sẽ quen với vị ngọt và tạo nên một thói quen không tốt sau này: thói quen thích ăn ngọt. Thói quen này không chỉ gây nguy cơ béo phì, mà trẻ còn phải đối mặt với bệnh sâu răng. Trẻ từ 7 – 8 tháng đã bắt đầu mọc răng, nếu được vệ sinh không kỹ thì bé sẽ bị hỏng răng.

Điều đó nghĩa là chúng ta chỉ cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm phong phú, đầy đủ nhu cầu, khẩu phần và không nên quá tiêu tốn tiền vào một hay nhiều loại thực phẩm được “đồn” là tốt cho trẻ, phải không bác sỹ?

- Đúng như vậy!

Xin cám ơn bác sỹ về cuộc trò chuyện này!

(*) Hiệu ứng giả dược trong y học là công cụ thay thế hay chữa bệnh bằng tác động “ảo”, “đánh lừa” con người, nghĩa là không hề chữa trị thực sự về mặt lâm sàng nhưng lại được bác sĩ kê đơn dưới danh nghĩa thuốc hay trị liệu tương ứng.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân từ dinh dưỡng. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Bệnh béo phì còn dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Theo báo cáo từ Bộ Y Tế vào năm 2010, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%). Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. So với năm 2000, tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần.

Theo báo cáo từ sở Y tế tại Tp.HCM, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 3,7% năm 2000 đã tăng lên 11,5% vào năm 2013; tỷ lệ từa cân béo phì học sinh phổ thông tăng gấp đôi từ 11,6% năm 2002 lên 21,9% năm 2009.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những lợi ích lí tưởng từ việc cho bé đi ngủ sớm.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với trẻ em, vì vậy mẹ nên cho bé đi ngủ sớm trong khoảng từ 19h – 20h để con có được giấc ngủ sâu và dài.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

1. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ phóng thích ra nhiều hormone tăng trưởng

Giấc ngủ rất quan trọng trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu một giấc ngủ vừa đủ để tinh thần được minh mẫn cho ngày hôm sau. Trẻ con cũng vậy, nếu không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ chậm phát triển dẫn tới suy dinh dưỡng và nhiều bệnh lý khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng hormone tăng trưởng của trẻ chỉ được sản sinh ra nhiều khi trẻ đã ngủ say. Do đó, trẻ đi ngủ sớm hơn sẽ có giấc ngủ sâu và say hơn, hormone tăng trưởng cũng được tiết ra nhiều hơn.

Trẻ đi ngủ sớm đồng nghĩa với các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn, từ đó giúp trẻ sảng khoái và tỉnh táo hơn vào sáng ngày hôm sau.

2. Trí não phát triển hơn

Giấc ngủ của trẻ vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ lợi ích mà nó mang lại. Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng cho trẻ ngủ muộn trẻ sẽ ngủ say và dậy muộn hơn vào sáng hôm sau. Nhưng đó là sai lầm bởi giấc ngủ sâu của trẻ sẽ ngắn hơn, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.


Ảnh: internet.

3. Tránh béo phì, trầm cảm

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn tập cho con đi ngủ muộn để “nhồi” thêm cho con một bữa ăn đêm nữa, để con không bị đói và ngủ say hơn. Tuy nhiên, chưa có chứng minh nào cho thấy con ăn khuya là tốt, thậm chí ăn khuya còn rất có hại. Trẻ ăn đêm xong và đi ngủ ngay dễ bị đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Mặt khác ăn đêm còn dễ dẫn tới tình trạng béo phì.

Trẻ ngủ sớm cơ thể sản sinh và kiểm soát được serotonin. Serotonin là chất được sản sinh trong não giúp chúng ta điều tiết được cảm xúc. Nếu ngủ muộn, cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, cáu bẳn, quấy khóc…

4. Tăng sức đề kháng

Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng, trước giờ đi ngủ nên cho trẻ vận động để trẻ ngủ ngon. Vì vậy mà thay vì cho trẻ lên giường ngủ sớm, các bậc phụ huynh lại tìm cách để trẻ nghịch ngợm, nô đùa, chạy nhảy… Điều này khiến trẻ bị kích động, cơ thể mệt mỏi hoặc quá giấc khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Khi trẻ đã quá giấc dễ dẫn tới tình trạng trằn trọc khó ngủ, hay trở mình, thậm chí có trẻ còn ngủ mệt miên man hoặc dậy khóc giữa đêm.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn gây bệnh thường hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Vì vậy, cơ thể được ngủ sớm, đủ giấc sẽ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.

5. Trẻ ngủ sớm mẹ có thêm thời gian riêng

Tập cho trẻ ngủ sớm không chỉ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mà nó còn giúp cho các bậc cha mẹ có thêm khoảng thời gian riêng để nghỉ ngơi, thư giãn, làm đẹp…

Trước giờ con ngủ, cha mẹ có thể áp dụng một số hoạt động có ích như đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay tắm dưới vòi nước ấm để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Cha mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ, thói quen thức dậy vào khoảng thời gian đã được quy định sẵn giúp cơ thể hình thành một nhịp điệu đều đặn có ích cho sự phát triển của cơ thể. Sự thay đổi đột ngột của giấc ngủ dễ dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thời gian ngủ hợp lý của trẻ cũng được quy định theo độ tuổi, trẻ càng nhỏ thì giấc ngủ nhiều và dài hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo giấc ngủ ban đêm của trẻ là từ 10 – 12h/đêm.

Để trẻ đi ngủ sớm và có giấc ngủ ngon cha mẹ nên tắt điện và tránh tiếng động lớn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ những lợi ích lớn mà giấc ngủ mang lại, từ đó giúp trẻ nhận thức được giấc ngủ là quan trọng và giúp chúng luôn tôn trọng khung thời gian đi ngủ và thực dậy mỗi ngày.

Theo Công luận

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Những loại thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sự phát triển trí não của bé.

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Vai trò của chất béo

Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.

Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?

Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic - một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.

Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.

Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ".



Ảnh: internet.

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.

Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:

Dầu ăn

Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.

Sốt Mayone

Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.

Bơ đậu phộng

Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Ảnh: internet.

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.

Sinh tố bơ

Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé. Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ

Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.

Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.

Theo Trí thức trẻ

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng sữa bột.

Để trẻ có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất trong sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điều này.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết và đáng quý nhất từ sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có cơ hội để trao cho con một lượng sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đởi. Vì một nguyên nhân nào đó, người mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ phải cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa công thức.

Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi lựa chọn cũng như không biết cho trẻ sử dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất của sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Không nên dùng cố định một loại sữa cho trẻ

Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.

Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.

Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa

Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.


Trong một lúc, mẹ cho trẻ uống quá nhiều loại sức sẽ không tốt cho tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)

Không pha chung 2 loại sữa với nhau

Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội khi pha sữa cho trẻ

Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.

Không làm hâm nóng sữa trong lò vi sóng

Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.

Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.

Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.

Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.

Không nên cho trẻ uống lại sữa thừa

Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn trong 1 lần chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.

Các mẹ nên biết sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.


Theo Khám phá

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Những lưu ý cho mẹ khi lần đầu cắt tỉa móng tay cho bé.

Lần đầu cắt tỉa móng tay, móng chân cho con có thể làm bạn luống cuống và sợ làm con đau. Nhưng ngay khi lọt lòng mẹ, móng tay của trẻ đã dài và cần được cắt tỉa ngay.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Vì sao phải cắt tỉa móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh thiếu kiểm soát các cơ và chúng có thể dễ dàng làm xước làn da nhạy cảm của mình. Do đó, việc giữ móng tay trẻ ngắn có ý nghĩa quan trọng với sự an toàn của trẻ. Việc đeo tất tay và tất chân không thể hạn chế được những vết trầy xước mà bé vô tình làm mình đau. Vậy nên, mẹ cần tìm mua dụng cụ cắt móng tay an toàn và phù hợp cho trẻ nhỏ, sau đó học cách cắt tỉa móng tay cho bé nhà mình ngay nhé.

Hướng dẫn cắt tỉa móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Hãy tìm một tư thế tốt mà bạn có thể tiếp cận tay con và cắt móng cho con một cách dễ dàng. Phù hợp nhất là bạn đặt bé vào lòng và thực hiện cắt móng cho bé khi bé đang ngủ. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng bạn ngồi ở nơi có đủ ánh sáng để thực hiện việc cắt tỉa móng chuẩn xác.

Bước 2: Giữ lòng bàn tay và 1 ngón tay của trẻ cố định để tỉa bớt phần móng dài quá đầu ngón tay đó. Làm tương tự với các ngón tay khác trong khi giữ chặt lòng bàn tay của trẻ.

Chú ý, bạn cần chọn dụng cụ cắt tỉa móng cho trẻ sơ sinh phù hợp để thao tác nhanh, an toàn. Cách thức cắt móng đúng là dùng dụng cụ bấm móng, bấm một lần dứt khoát để móng thừa đứt rời ra, sau đó cắt lại các góc cạnh nhọn. Việc làm này đảm bảo rằng bé nhà bạn sẽ không bị trầy xước bởi các góc cạnh nhọn đó khi cọ vào da, dù móng tay đã ngắn.


Ảnh: internet.

Lưu ý khi cắt móng tay, chân cho trẻ sơ sinh

- Kéo và dao nhọn không phải là những dụng cụ thích hợp để cắt móng tay, móng chân cho trẻ nhỏ.

- Không nên giữ tay trẻ quá chặt khi cắt móng.

- Không cắt móng tay cho trẻ khi trẻ đang quấy, khóc.

- Nếu bạn vô tình làm xước hoặc làm chảy máu ở vết cắt tỉa móng, đừng quá lo lắng. Hãy sử dụng một miếng gạc vô trùng quấn vào ngón tay bé nhẹ nhàng để cầm máu. Chú ý không quấn băng gạc quá chặt.

Lịch cắt tỉa móng cho trẻ sơ sinh

Móng tay và móng chân của trẻ có xu hướng phát triển rất nhanh, do đó các mẹ cần lên lịch cắt tỉa móng cho con thường xuyên từ 1 đến 2 lần/tuần. Với một số trẻ sơ sinh, móng tay và móng chân của trẻ có thể cần được cắt thường xuyên hơn trong một vài tuần đầu tiên chào đời.

Theo Công luận

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Những lưu ý giúp mẹ luôn dồi dào lượng sữa cho con bú.

Có rất nhiều bà mẹ đều băn khoăn làm sao để có đủ sữa cho con bú. Hãy thử tham khảo những cách đơn giản dưới đây để có thể tăng nguồn sữa mẹ cho bé.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Bạn không phải là bà mẹ duy nhất đang cho con bú và thường xuyên có cảm giác con không ăn đủ no.

Các bà mẹ thường đi đến kết luận giống nhau khi thấy con không tăng cân nhanh, khi con không chịu bú lâu, khi con ngủ quá nhiều, hoặc khi cảm thấy ngực không căng và cho rằng nguyên nhân là ít sữa.

Một số bà mẹ còn không ngừng so sánh thói quen bú của con mình với những bé khác và đi đến kết luận (thường không chính xác) rằng cơ thể mình không tiết đủ sữa vì thế con ăn ít hơn so với những bé kia.

Trước hết phải khẳng định rằng mỗi trẻ sơ sinh có tính cách và tốc độ phát triển khác nhau dẫn đến nhu cầu ăn ngủ khác nhau, ngay cả con đầu cũng sẽ khác với con thứ. Đừng so sánh và lo lắng để ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.

Trong thực tế có thể dễ dàng tăng nguồn sữa mẹ bằng các cách đơn giản sau đây:

1. Tăng cường cho con bú

Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa càng tiết ra nhiều. Cơ thể mẹ giống như một cỗ máy và chỉ hoạt động hiệu quả khi có nhu cầu tác động đến. Vậy nếu bạn nghĩ rằng cỗ máy ấy chưa tiết ra đủ sữa, bạn cần tác động vào nó bằng cách cho con bú nhiều hơn. Đây là cách đơn giản nhất để tăng tiết sữa mẹ.

2. Cho con bú đều hai bên

Mỗi ngày hãy cố gắng cho con bú đều cả hai bên. Nhưng đừng ép buộc con. Thay vào đó, hãy để bé quyết định khi nào muốn chuyển bên, ví dụ như khi bé ngừng bú hoặc chủ động nhả ra.

3. Để bé chủ động

Hãy để bé chủ động khi nào muốn ăn khi nào muốn ngừng hơn là tự đưa ra quyết định: Tôi sẽ cho con ăn cách 2 tiếng mỗi lần. Hãy để bé thông báo với bạn khi nào bé thấy đói. Khi cho bú hãy để bé được bú cho đến khi nào bé muốn thôi.


Ảnh: internet.

4. Giữ bé thức lâu hơn để bú lâu hơn

Một số trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn so với các bé khác và điều này đôi khi khiến các bà mẹ có cảm giác con không bú đủ sữa. Khi bé ngủ nhiều hơn và bú ít hơn, cơ thể mẹ sẽ tiết ra ít sữa hơn. Nếu bạn không thể ép bé bú thường xuyên, bạn hãy cố thử giữ bé thức lâu hơn bằng cách chuyển bên một vài lần trong khi cho bú. Như thế bé sẽ bú nhiều hơn và ngược lại cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn.

5. Dùng máy hút sữa sau khi cho bú

Sau mỗi cữ bú của con, bạn có thể dùng máy hút sữa trong khoảng 10 phút để kích thích sản xuất sữa nhiều hơn, chú ý dùng máy hút đều cả hai bên.

6. Không dùng núm vú nhân tạo

Mọi trẻ sơ sinh đều thích bú mẹ vì nó mang lại cảm giác an toàn. Thêm vào đó, việc bú mẹ tạo sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Con người tạo ra núm vú giả để giảm bớt việc cho ăn không cần thiết. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả có thể bé sẽ bú ít đi và dẫn đến lượng sữa sản xuất sẽ ít hơn. Nếu bạn đang lo cơ thể mình tiết ra ít sữa thì hãy cho bú khi bé khóc chứ đừng dùng núm vú giả.

7. Ăn các thực phẩm lợi sữa cho mẹ

- Mặc dù không có bằng chứng khoa học nhưng từ lâu bột yến mạch đã được ca ngợi là góp phần làm tăng nguồn sữa mẹ. Có thể nó có tác dụng, có thể không song bột yến mạch vẫn là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và không có tác dụng phụ gì nếu thử dùng.

- Hạt mè đen và thì là có thể giúp tăng nguồn sữa. Một số món ăn có ghi rõ công thức nấu các loại hạt này, bạn có thể tham khảo để có ý tưởng đưa các loại hạt vào thực đơn ăn uống của mình.

- Rau đay: Tuần đầu tiên sau khi sinh, mẹ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

- Rau khoai lang: Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

- Quả mướp có vị ngọt, tính bình, rất bổ dưỡng lại giúp làm thông tuyến sữa, trị viêm tắc tia sữa, lưu thông máu, đặc biệt là có tác dụng lợi sữa.

- Tỏi có một số lợi ích ít được biết đến là giúp cải thiện nguồn sữa cho con bú.

- Một số loại hạt như hạnh nhân chứa các chất béo có lợi, có giá trị dinh dưỡng cao và được khuyến nghị cho các bà mẹ cho con bú để làm tăng sữa mẹ.

- Bạn sẽ nghe thấy ở đâu đó nói rằng bia cũng có thể làm tăng nguồn sữa. Điều này là chính xác. Nhưng trẻ sơ sinh sẽ không thích có chất cồn trong sữa mẹ. Vì thế, bé sẽ không bú nhiều và dẫn đến cơ thể mẹ lại sản xuất sữa ít đi.

8. Tăng lượng calo cho cơ thể mẹ

Một khi con đã chào đời, giảm cân sẽ trở thành một trong những mối quan tâm chính của các bà mẹ. Hầu hết các bà mẹ không có thời gian để tập thể dục nên họ chọn cách cắt giảm lượng calo để giảm cân. Cơ thể bạn cần khoảng 500 calo để tiết ra sữa cho con bú.

Vì vậy, nếu bạn cắt giảm quá nhiều calo, cơ thể sẽ dùng 500 calo vào việc duy trì năng lượng và gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Bạn có thể cắt giảm lượng calo ở một mức độ nào đó nhưng áp dụng chế độ ăn kiêng triệt để không phải là giải pháp. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có cách ăn uống hợp lý vừa giảm cân vừa đảm bảo lượng sữa mẹ dồi dào.

9. Đảm bảo uống đủ nước

Cơ thể bạn cần một lượng nước nhất định để duy trì việc tiết sữa. Rất nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn đến mức quên không nạp thêm nước cho cơ thể. Điều này có thể có ảnh hưởng đến lượng sữa sản xuất ra. Ở đây không khẳng định rằng nước sẽ làm tăng sữa mẹ nhưng nước giúp bạn khỏe mạnh và từ đó cho phép cơ thể bạn sản xuất sữa hiệu quả hơn.

10. Duy trì chăm sóc bản thân

Khi làm mẹ bạn thường dễ quên đi việc chăm sóc bản thân. Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng lớn đến lượng sữa cơ thể tiết ra. Vì thế hãy duy trì ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không hút thuốc, không uống rượu, không sử dụng các đồ uống có caffeine, dành thời gian cho bản thân và giảm stress tối đa.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Kinh nghiệm cho mẹ tổ chức tiệc thôi nôi cho con.

Ngày đầy tháng của con là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của thiên thần nhỏ mới chào đời, cũng là dịp để bạn chia sẻ niềm vui được trở thành cha, mẹ với mọi người. Sau đây là 7 bước để có một bữa tiệc đầy tháng đáng nhớ cho con mà phụ huynh có thể tham khảo.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Bữa tiệc đầy tháng là dịp để các thành viên trong gia đình và hai họ có thể chung vui cho sự ra đời và phát triển của một thiên thần nhỏ giống như ngày làm Lễ đầy tháng, tuy nhiên, bữa tiệc đầy tháng có phần thoải mái và vui vẻ hơn vì không ảnh hưởng bởi việc bày mâm và chuẩn bị lễ vật. Ngày nay, các bậc cha mẹ có nhiều lựa chọn khi quyết định tổ chức tiệc đầy tháng cho con, một số tổ chức trùng với ngày làm Lễ đầy tháng nhưng cũng có bố mẹ tổ chức trước hoặc sau ngày làm Lễ đầy tháng. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà cách tổ chức tiệc sẽ khác nhau, dưới đây là 7 bước để có một bữa tiệc đầy tháng đáng nhớ cho con:

1. Chọn ngày giờ tổ chức tiệc

Ngày giờ tổ chức tiệc nên chọn vào thời điểm cuối tuần và có thể tổ chức trước hoặc sau ngày làm Lễ đầy tháng cho bé. Khoảng 2-3 tuần trước ngày mở tiệc, bạn nên lên kế hoạch tổ chức buổi tiệc thật cụ thể, điều này cũng giúp các khách mời có thể ghi nhớ ngày dự tiệc và sắp xếp thời gian dễ dàng hơn và cũng giúp gia đình bạn cũng thuận tiện trong khâu tổ chức hơn.

2. Lên danh sách khách mời

Cùng lúc với việc chọn ngày tổ chức tiệc, bạn hãy dành thời gian để liệt kê danh sách khách mời đồng thời quan tâm đến quy mô bữa tiệc mà bạn muốn tổ chức. Đừng quên rằng bữa tiệc đầy tháng cần một không khí ấm cúng, vì vậy bố mẹ không nên tổ chức tiệc với quy mô quá lớn, sẽ rất phức tạp trong khâu tổ chức và quản lý.

Mẹ cũng cần liệt kê danh sách các khách mời từ phía nhà chồng, ngoài họ hàng, bố mẹ có thể mời thêm bạn bè thân quen đến tham dự. Tuy nhiên, nếu danh sách quá dài mẹ cần bàn bạc với anh xã xem mời lượng khách bao nhiêu là hợp lý với quy mô bữa tiệc và ngân sách tổ chức.


Hãy dành thời gian để liệt kê danh sách khách mời đồng thời quan tâm đến quy mô bữa tiệc mà bạn muốn tổ chức.

3. Tìm địa điểm tổ chức và xem xét chi phí

Khi bạn đã chốt được số lượng khách mời thì cũng đến lúc tìm một địa điểm phù hợp để tổ chức tiệc đầy tháng cho bé. Có rất nhiều địa điểm tổ chức kèm theo các gói dịch vụ phù hợp với số lượng khách mời mà bạn dự kiến sẽ tham dự vào bữa tiệc, hãy lên danh sách các địa điểm và bắt đầu chọn lựa. Nên chọn các địa điểm tổ chức trong nhà để tránh bị ảnh hưởng từ sự thay đổi thời tiết và cũng an toàn hơn cho bé yêu. Sau khi chọn lựa địa điểm, bạn sẽ so sánh chi phí với ngân sách thực tế của mình.

Việc tìm địa điểm cũng nên thực hiện trước ngày tổ chức từ 2-3 tuần vì đa số các nơi tổ chức đều cần bạn đặt cọc giữ chỗ trước.

4. Gửi thư mời

Sau khi đặt cọc giữ chỗ ở nơi tổ chức tiệc, lúc này, bạn có thể gửi thư mời đến các khách được mời tham dự. Bạn có thể gửi thư mời trực tiếp hoặc mời qua điện thoại, tin nhắn, facebook...hãy chọn cách thuận tiện nhất.

5. Lên ý tưởng bữa tiệc và thực đơn

Không gian buổi tiệc có đẹp và ấn tượng hay không tùy thuộc vào ý tưởng tổ chức của bạn. Bạn có thể đơn giản hóa cách trang trí bằng những quả bóng bay, một backdrop rực rỡ và một chiếc bàn bày các loại bánh kẹo. Bạn có thể tìm hiểu các nơi cung cấp dịch vụ trang trí tiệc bằng cách hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên mạng xã hội.

Về thực đơn, các địa điểm như quán cà phê, nhà hàng, khách sạn sẽ có sẵn menu thực đơn cho bạn chọn lựa món ăn đãi khách. Các việc này nên hoàn thành trước ngày tổ chức tiệc 1-2 tuần.


Bạn có thể đơn giản hóa cách trang trí bằng những quả bóng bay, một backdrop rực rỡ và một chiếc bàn bày các loại bánh kẹo.

6. Lên kịch bản chương trình tiệc

Đến lúc bố mẹ cần lên kịch bản chương trình tiệc cụ thể, chẳng hạn như thời gian đón khách, cắt bánh, chụp ảnh, thời gian chơi đùa của bọn trẻ do các khách mời dẫn đến, thời gian kết thúc tiệc, tặng quà...Một số ông bố bà mẹ nhiệt tình còn sẵn sàng hóa trang thành chú hề, người kể chuyện hay nhà ảo thuật để vui vẻ với các khách mời nhí trong bữa tiệc. Đây cũng là một gợi ý hay cho bố mẹ để buổi tiệc của con thêm phần đáng nhớ.

7. Hãy tận hưởng cùng con

Đừng phiền lòng nếu một vài việc diễn ra không đúng như kế hoạch mà bạn dự kiến. Bữa tiệc đầy tháng là ngày kỷ niệm của con và dịp để chia sẻ niềm vui trở thành cha mẹ của mình, cho nên, hãy vui vẻ và tận hưởng bữa tiệc cùng con.

QN (Thế giới trẻ)

Nuôi dạy con thông minh với 6 bí quyết đơn giản.

Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rằng, nuôi dạy con thông minh không hề là một thách thức mà xuất phát từ những việc làm rất đơn giản hàng ngày.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

1. Nói chuyện thật nhiều với bé

Hầu hết những đứa trẻ trong giai đoạn từ 18 tháng đến 2 tuổi học hỏi về thế giới xung quanh hàng tuần. Ở vào giai đoạn 2 tuổi, chúng có thể nói từ 50 đến 100 từ. Theo biên tập viên Tracy Cutchlow của cuốn sách Brain Rules for Baby (Tạm dịch: Những quy tắc để trẻ thông minh và hạnh phúc), bạn càng nói chuyện với bé nhiều, khả năng học hỏi ngôn ngữ của bé càng phát triển, đó cũng là bài học nuôi dạy con thông minh đầu tiên cho mọi bậc cha mẹ.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên “kể về ngày của bạn”. Tức là bạn nói cho bé nghe những việc bạn đang làm, đây là cách rất tốt giúp bé học từ mới một cách phong phú thông qua câu chuyện thường nhật của bạn.


Nói chuyện với con hàng ngày là cách tốt nhất để giúp con phát triển ngôn ngữ.

Chắc hẳn các mẹ đều thường xuyên đọc sách, truyện cho bé được khi đi ngủ? Vậy thì một lưu ý nhỏ cho bạn là, nên thay đổi giọng nói sao cho thú vị, hoặc phù hợp với nhân vật trong truyện để bé dễ tưởng tượng và học hỏi.

Để chắc chắn rằng con bạn có một nền tảng ngôn ngữ vững chắc, bạn tuyệt đối không nên cho bé học nói qua tivi. Tại sao ư? Tốc độ nói của ti vi thông thường rất nhanh và không phù hợp. Bé sẽ rất khó để “giải mã” và ghi nhớ loại ngôn ngữ này. Trong khi bé nghe mọi người nói chuyện, bé cũng cần đến sự tương tác của mọi người để có thể hiểu được nhiều nhất những gì nghe thấy.

Cutchlow cho biết, để duy trì cuộc nói chuyện, bạn nên sử dụng đa dạng các từ vựng, việc này sẽ giúp hình thành rất tốt kĩ năng đọc, viết và đánh vần cho con bạn.

2. Xây dựng cho bé hệ thống cảm xúc

Theo GS Ross Flom – Giáo sư môn tâm lý học của trường Đại học Brigham Young University ở Provo, Utah (Mỹ) việc phát triển cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kĩ năng xã hội và nhận thức của bé. Bạn cũng nên dạy bé đọc các kí hiệu cảm xúc – một kĩ năng cuộc sống rất cần thiết cho bé sau này.

Nếu một đứa trẻ nào đó không may đụng phải con bạn trong lúc chơi, bạn nên giải thích với bé đó là một tai nạn. Như thế con bạn sẽ không “ôm hận” với người bạn kia. Chỉ một câu rất đơn giản kiểu như “À, bạn chỉ nhỡ làm con đau thôi con trai” là đã có thể giải quyết mọi vấn đề, giúp con bạn hiểu được chuyện gì vừa xảy ra.

Trong lúc chơi, bạn có thể gợi ý với bé về việc chia sẻ đồ chơi, đồ ăn hay bất cứ thứ gì của bé với bạn bè và cho bé nhìn thấy kết quả của hành động chia sẻ dễ thương đó của bé. Những câu nói đơn giản “Con nhìn này, bạn ấy đã rất vui khi con chia cho bạn đồ chơi/đồ ăn đấy!”. Bằng việc giúp bé học cách kết nối cảm xúc với hành động, bạn đang dần xây dựng cho bé một hệ thống cảm xúc, điều này rất có ích cho cuộc sống sau này của bé.

3. Cùng bé chơi những trò chơi trí tuệ

“Chơi trò Đóng kịch rất có ích trong việc thúc đẩy khả năng kiểm xoát cảm xúc và sự tự điều chỉnh của trẻ” – Tracy Cutchlow cho biết. Những trò chơi như ghép hình, vỗ tay theo nhịp mẫu, đóng kịch…. đều yêu cầu con bạn phải dừng lại vài giây để suy nghĩ và sau đó đưa ra đáp án thay vì để bé phản ứng theo bản năng. Các trò chơi này nên dành cho bé từ 3-4 tuổi.


Ảnh minh họa.

Khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát suy nghĩ có liên quan mạnh mẽ đến kĩ năng toán học cũng như khả năng quản lý của bé – đó là chức năng vạch ra những dự định, đặt ra mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ của não bộ. Thông qua chức năng quản lý này, có thể đánh giá được khả năng thành công của một người chính xác hơn chỉ số IQ.

4. Cho bé không gian sáng tạo

Để giúp phát triển tính sáng tạo của bé, bạn nên cho bé một không gian để bé có thể thỏa sức tưởng tượng. Nó hoàn toàn không phải việc bạn mua cho bé một món đồ chơi mới nhất hay đắt nhất, mà chỉ đơn giản là một cái hộp trống và 2 cây bút màu thôi. Thêm nữa, bạn cần cho con bạn thời gian và không gian để khám phá những thứ mới mẻ.

Bạn hoàn toàn có thể biến những không gian phức tạp trở thành không gian sáng tạo cho bé. Ví dụ như, một chỗ dành cho âm nhạc, một chỗ dành để vẽ, chỗ khác để đặt đồ chơi và một chỗ để quần áo – bất cứ thứ gì có thể giúp cho khả năng sáng tạo của bé bạn đều nên thử.

5. Khen ngợi những cố gắng của bé

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bé sẽ học tập và làm việc chăm chỉ hơn nếu bố mẹ tán dương những cố gắng và hành động của bé thay vì khen ngợi trí tuệ của bé.

Vì thế, bạn nên nói “Wow, con đã làm việc thực sự chăm chỉ đó!” cho dù khi ấy bạn có muốn nói “Cục cưng của mẹ giỏi lắm!” đi chăng nữa. Vấn đề nằm ở chỗ, bé mong muốn được nhìn thấy những nỗ lực trong quá trình làm việc thay vì được khen ngợi nhờ kết quả tốt. Điều này giúp bé nhận ra, chỉ có chăm chỉ mới giúp bé thành công.


Ảnh minh họa.

Khi bé lớn dần lên, bé sẽ hình thành “tư duy tăng trưởng”, điều này khiến bé tin rằng, chỉ cần bé cố gắng, bé có thể làm được mọi thứ thay vì “tư duy cố hữu” (tức là bé tin rằng tất cả những gì bé có thể làm đều chỉ dựa vào chỉ số IQ thiên bẩm mà thôi).

“Hơn 30 năm nghiên cứu, trẻ em có “tư duy tăng trưởng” sẽ có thái độ lạc quan hơn đối với thất bại. Chúng ít khi nghiền ngẫm lại những sai lầm mà chỉ đơn giản nhận ra rằng lỗi lầm mới là vấn đề và sẽ nhanh chóng tìm ra cách giải quyết”, GS Ross Flom cho hay.

6. Làm hành động chỉ tay vào đồ vật

Khoảng 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bắt chước hành động chỉ tay của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ con sẽ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ vào những đồ vật khi bạn nói đến từ đó.

Có được sự tương tác này bởi bé có khả năng giao tiếp với bạn về những đồ vật, sự vật hay người nào đó bên ngoài bạn và bé. Và một khi con bạn đã có được khả năng này rồi việc giao tiếp của bé sẽ tinh tế hơn.

Một ví dụ đơn giản là bạn có thể đưa bé đến vườn thú, ở đó hãy chỉ vào một con vật rồi nói về nó, miêu tả nó để phát triển kĩ năng xã hội, nhận thức và chức năng ngôn ngữ của bé.

Theo afamily