Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

5 cách nuôi dạy con khiến bố mẹ nhàn tênh.

Mách các bậc phụ huynh 5 mẹo giúp nuôi con khỏe mà vẫn nhàn nhã, áp dụng 5 cách này sẽ vừa giúp tạo thói quen tốt cho bé và bố mẹ cũng bớt nặng nhọc phần nào.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Dưới đây là một số kinh nghiệm từ một bà mẹ Việt đã áp dụng thành công cách chăm sóc vừa tạo thói quen tốt cho con, vừa ít tốn thời gian của mẹ theo kiểu Tây mà bạn có thể tham khảo:

1. Cho con ngủ riêng

Ngay từ ngày đầu đón con về nhà, hãy cho con bạn ngủ nôi riêng. Ngủ riêng sẽ tạo một không gian thoải mái và yên tĩnh để con bạn có một giấc ngủ ngon mà không bị giật mình thức giấc bởi cái trở mình của mẹ hay tiếng ho của ba.

Khi cho con đi ngủ, bạn nên tắt đèn và tạo không gian yên tĩnh để con bạn dễ ngủ hơn. Có thể nửa đêm con sẽ dậy nhưng khi thấy xung quanh tối om và yên ắng nó sẽ tự quay lại giấc ngủ.

Việc cho con ngủ chung với cha mẹ không chỉ khiến cho cả bạn và con bạn không có được giấc ngủ ngon mà nó còn vô tình sẽ tạo thói quen xấu là trẻ thích đòi cha mẹ ôm ấp, nhõng nhẽo hay thức dậy lúc nửa đêm.

2. Hạn chế bồng bế con

Ngày nay, nhiều phụ nữ sau khi sinh vẫn phải làm nhiều việc nội trợ như đi chợ, vào bếp nấu nướng hay rửa chén bát. Nếu vừa phải bồng bế con, vừa phải làm công việc thường ngày, chắc hẳn bạn sẽ rất vất vả.

Tại sao bạn không thử tìm một vật dụng hữu ích nào đó chẳng hạn như chiếc ghế nằm đu đưa. Bạn vẫn có thể làm công việc của mình vừa có thể trông chừng và trò chuyện cùng con bạn.

Việc thường xuyên bồng bế không giúp trẻ ngoan hơn mà ngược lại, nó tạo thói quen xấu cho trẻ sau này là đòi người lớn bế mình.

Nếu bạn luôn hòa nhã và hay cười với con thì con bạn cũng sẽ luôn thân thiện với người khác và ngược lại.

3. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái

Trẻ con thường bắt chước thái độ hành động của người thân xung quanh mà chúng được tiếp xúc. Vì thế, nếu bạn luôn hòa nhã và hay cười với con thì con bạn cũng sẽ luôn thân thiện với người khác và ngược lại.

Bạn cũng nên đặt những buồn bực hay stress trong công việc ở ngoài cửa trước khi bước vào nhà và vui vẻ trò chuyện cùng con cái. Điều này sẽ giúp con bạn biết cách vượt qua những khó khăn và luôn sống vui vẻ, thoải mái như ba mẹ của chúng.

4. Hình thành thói quen cho con

Việc tắt đèn khi đi ngủ, không để chút ánh sáng nào trong phòng dần dần sẽ hình thành cho con bạn ý thức khi nằm trong bóng tối có nghĩa là đi ngủ. Đây chính là bước đầu rất quan trọng để tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Tương tự ở các việc khác như giờ giấc ăn, uống, cách ăn uống.

Một khi đã thành thói quen trẻ sẽ tự giác tuân theo, thậm chí sẽ làm bạn cảm thấy bất ngờ khi nhắc nhở ba mẹ cho ăn nếu đã trễ giờ. Trẻ con không thể tự hình thành thói quen mà ba mẹ chính là người tạo thói quen cho chúng. Vì vậy, thay vì than phiền rằng con bạn có nhiều thói quen xấu thì ngay bây giờ hãy tạo thói quen tốt cho con.

Yêu thương con không có nghĩa là cưng chiều con.

5. Yêu thương nhưng không cưng chiều

Yêu thương con không có nghĩa là cưng chiều con. Bạn nên thể hiện tình yêu với con bạn đúng lúc để con cảm thấy hạnh phúc và quý trọng tình cảm gia đình, nhưng không nên để con thấy bạn luôn cưng chìu mà đòi hỏi mọi việc phải luôn theo ý muốn của chúng.

Một đứa trẻ khóc lóc khi đòi món đồ gì đó là điều rất đỗi bình thường. Nhưng nếu bạn sợ con khóc, vội vã đưa ngay cho con vật nó muốn thì bạn đã thất bại trong việc dạy con. Vì một lần như vậy trẻ sẽ cho rằng khóc sẽ có được bất cứ thứ gì.

Trẻ con rất mau quên, nếu bạn không cho thì chúng cũng không thể nào ngồi khóc cả ngày. Vì vậy, hãy dứt khoát để con bạn hiểu được điều gì nên hay không nên, không phải điều gì cứ muốn là có được.

TH (Thế giới trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét